Quyết định 1666/QĐ-BHXH 2020 được ban hành có hiệu lực từ ngày 01/4/2021 đã quy định rất rõ về mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới sử dụng chung thống nhất trong phạm vi cả nước. Chính vì vậy một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế phải làm thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới. Vấn đề này được chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn chia sẻ cụ thể như sau.
Thủ tục đổi thẻ BHYT mẫu mới từ 01/4/2021
* Danh mục từ viết tắt
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh là điều mà nhiều người quan tâm. Mức hưởng được thể thiện trên thẻ BHYT. Mẫu thẻ BHYT mới được quy định cụ thể tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH, theo đó thẻ BHYT mẫu mới có đặc điểm sau:
- Kích thước: chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ.
- Chất liệu: sử dụng giấy trắng định lượng 180g/m2, đảm bảo độ bền, độ bóng.
- Hình thức: nền màu trắng, ở giữa in mờ logo biểu tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) màu xanh cô ban với những vòng tròn xung quanh lan tỏa, màu sắc giảm dần, khoảng cách từ tâm biểu tượng BHXH Việt Nam đến vòng tròn ngoài cùng là 14 mm; bên ngoài có khung viền nét đôi màu xanh cô ban.
Mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới 2021 theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH
Chú ý: Hiện tại, BHYT được cung cấp dưới 2 hình thức là bảo hiểm y tế bắt buộc đối với người lao động, học sinh sinh viên và bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ gia đình. Theo đó, mức đóng bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia là khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo bài mức đóng BHYT của Codon.vn để biết chính xác quy định pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về thành phần hồ sơ đổi thẻ BHYT, theo đó người làm thủ tục đổi thẻ BHYT mẫu mới cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
* Đối với người tham gia BHYT:
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:
(1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).
(2) Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
* Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Bảng kê thông tin - Mẫu D01-TS được ban hành theo Quyết định 595/QĐ năm 2017.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 3, quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH (được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về thẩm quyền cấp thẻ BHYT mẫu mới. Do đó, đối tượng thuộc trường hợp đổi thẻ BHYT theo mẫu mới nộp hồ sơ tại một trong những địa điểm sau tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia BHYT:
- Nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện: người tham gia BHXH theo hộ gia đình; người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT.
- Nộp tại cơ quan BHXH cấp tỉnh: người được tổ chức BHXH đóng BHYT; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
=> Đổi thẻ BHYT theo mẫu mới sẽ do cơ quan BHXH cấp huyện, cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện cấp đổi theo quy định của pháp luật. Đối với việc đổi thẻ BHYT mẫu mới do cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện thì cơ quan BHXH cấp tỉnh có thể giao cho cơ quan BHXH cấp dưới thực hiện việc đổi thẻ BHYT căn cứ vào điều kiện cụ thể.
Thủ tục đổi thẻ Bảo hiểm y tế mẫu mới được thực hiện theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH ngày 3.12.2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Lưu ý: Hiện tại, các quy định về việc cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế đều do cơ quan BHXH thực hiện. Về bản chất, đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của các quan liên quan như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính về các vấn đề về thu chi bảo hiểm, các chế độ bảo hiểm cho người tham gia,.. Thông tin chi tiết về quyền hạn, chức năng, cơ cấu tổ chức của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết này để tìm hiểu thêm.
Theo quy định của pháp luật, những cá nhân tham gia BHYT thuộc đối tượng được nêu tại Điều 18, Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sẽ làm thủ tục đổi thẻ BHYT mẫu mới. Đó là những trường hợp sau:
(1) Mất thẻ BHYT;
(2) Thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng.
(3) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
(4) Thông tin ghi trong thẻ không đúng cần phải thay đổi, điều chỉnh lại thông tin.
(5) Thẻ BHYT hết thời hạn sử dụng.
=> Khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người tham gia BHYT sẽ làm thủ tục đổi thẻ BHYT mẫu mới, tuy nhiên:
- Không phải tất cả các trường hợp thẻ BHYT được cấp từ ngày 01/4/2021 đều là thẻ BHYT theo mẫu mới.
- Đối với những địa phương vẫn còn phôi thẻ theo mẫu cũ mà chưa sử dụng hết thì vẫn cấp thẻ BHYT mẫu cũ cho người tham gia.
- Đối với những thẻ BHYT được cấp trước ngày 01/4/2021 nhưng không thuộc trường hợp phải đổi thẻ theo quy định thì vẫn được sử dụng để khám chữa bệnh.
- Người tham gia BHYT sẽ được đổi thẻ BHYT mẫu mới khi: thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT sau ngày 01/4/2021 và tại địa phương nơi người tham gia đăng ký đổi thẻ hết phôi thẻ BHYT mẫu cũ, chuyển sang dùng phôi thẻ BHYT mẫu mới.
Thông tin về đối tượng được đổi thẻ BHYT mẫu mới theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của cơ quan BHXH Việt Nam.
Lưu ý: Hiện nay, ngoài các thông tin của người tham gia BHYT, trên thẻ BHYT ghi nhận thông tin thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục. Thông tin về ý nghĩa, quyền lợi khám, điều trị bệnh của BHYT 5 năm liên tục đã được codon.vn chia sẻ trong bài BHYT ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục có ý nghĩa gì, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
Căn cứ Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008, đối với những trường hợp đổi thẻ BHYT mẫu mới do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng thì phải nộp phí. Mức phí nộp khi đổi thẻ trong trường hợp này sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Như vậy, Codon.vn đã chia sẻ cho bạn trình tự, thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH. Thực tế, cơ quan BHXH vẫn sử dụng 2 loại thẻ BHYT là thẻ BHYT mẫu cũ và thẻ BHYT mẫu mới nhằm tạo điều kiện cho người tham gia BHYT trong quá trình tham gia khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ dần tiến tới cấp đổi thẻ BHYT mẫu mới cho người tham gia BHYT để tạo sự thống nhất cũng như nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, nếu không may mắc bệnh và cần phải chữa trị, bạn cần quan tâm đến mức hưởng mức hưởng bảo hiểm y tế trên thẻ bảo hiểm của mình. Vậy cụ thể mức hưởng BHYT mới nhất theo quy định của pháp luật ứng với từng đối tượng là bao nhiêu? Tìm đọc bài viết sau đây của Codon.vn, bạn đọc sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời cho mình.