Thẻ BHYT là giấy tờ quan trọng mà người bệnh phải xuất trình khi đi khám, chữa bệnh, là căn cứ để cơ sở khám chữa bệnh áp dụng mức chi phí phù hợp. Vậy, nếu mất thẻ bảo hiểm y tế thì có đi khám được không? Thắc mắc này được chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn tổng hợp, giải đáp như sau.
Mất thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng bảo hiểm không? Tìm hiểu quy định về khám chữa bệnh khi mất BHYT theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 và các văn bản pháp lý liên quan
* Danh mục từ viết tắt
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- KCB: Khám chữa bệnh.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- Quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP yêu cầu nếu người tham gia BHYT bị mất thẻ và trong thời gian chờ cấp lại thẻ, khi đến KCB tại cơ sở y tế phải xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ.
Trong trường hợp này, người bệnh được thanh toán chi phí theo mức hưởng chế độ BHYT từ Quỹ BHYT được quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 15 Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014.
- Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT, trường hợp trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày, người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT do mất thẻ nhưng chưa được cấp lại người bệnh sẽ được tổ chức BHYT thanh toán chi phí KCB trực tiếp.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp này, người bệnh phải thanh toán trước với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó mới làm thủ tục đề nghị thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp thẻ BHYT.
- Mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp:
+ KCB ngoại trú: Tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở - Tối đa 223.500 đồng.
+ KCB nội trú: Tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở - Tối đa 745.000 đồng.
Như vậy, khi mất thẻ BHYT người tham gia BHYT vẫn được đi khám và được thanh toán tiền khám chữa bệnh theo quy định. Chi tiết về mức hưởng từ BHYT, bạn đọc có thể xem tại bài viết chia sẻ Mức thanh toán bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh trái tuyến
Mất thẻ BHYT có đi khám được không? Có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?
Khi mất thẻ BHYT, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng một trong các cách sau để được khám chữa bệnh BHYT:
- Nếu đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, thì xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ của cơ quan BHXH.
- Với việc triển khai ứng dụng BHXH điện tử, tại Công văn 1493/BHXH-CSYT 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép từ ngày 01/6/2021:
+ Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho thẻ BHYT giấy.
+ Cơ sở KCB quét mã QR-Code hoặc ghi số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID (nếu không có đầu đọc).
Để dễ dàng thực hiện thủ tục khám chữa bệnh, người tham gia BHYT nên chủ động trong việc sử dụng ứng VssID dù có thẻ BHYT giấy hay không. Với việc chấp nhận cho phép sử dụng VssID, người bệnh sẽ được giải quyết chế độ bảo hiểm y tế thay vì chỉ được thanh toán chi phí trực tiếp. Bạn đọc xem thêm cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử để khám chữa bệnh mà chúng tôi đã chia sẻ.
Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 quy định về thủ tục cấp lại thẻ BHYT như sau:
- Chuẩn bị: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS Quyết định 595).
- Nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi đã cấp thẻ BHYT trước đây.
- Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia gia BHYT.
Mất thẻ bảo hiểm y tế có làm lại được không? Thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT bị mất
Theo quy định tại Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 và Khoản 32, Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH/2020, thời hạn gian làm lại lại thẻ BHYT được xác định như sau:
- Trong ngày, khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Nếu không có thay đổi thông tin; người tham gia đang điều trị tại cơ sở KCB.
- Tối đa 03 ngày, khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Nếu có thay đổi thông tin.
Hiện tại, bảo hiểm y tế là loại hình bắt buộc đối với các đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng, trẻ em, học sinh, sinh viên, quân nhân, Công an nhân dân, người có công với cách mạng,... Để hiểu thêm về loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc và các thông tin liên quan, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trên Cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org thông qua bài viết này.
Trước đây tại Thông tư số 19/2010/TT-BTC quy định mức phí cấp lại thẻ BHYT là 4.000 đồng/thẻ. Tuy nhiên, đến năm 2016 tại Quyết định 2840/QĐ-BTC đã bãi bỏ đi quy định này. Do vậy, hiện nay, người làm lại thẻ BHYT sẽ không mất tiền.
Thông tin giải đáp thắc mắc mất thẻ bảo hiểm y tế có đi khám được không đã được Codon.vn cung cấp. Về nguyên tắc, thẻ bảo hiểm y tế phải luôn được xuất trình khi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện linh hoạt cho người bệnh, pháp luật đã ghi nhận các giải pháp phù hợp trong trường hợp mất thẻ BHYT nhưng vẫn được hưởng chế độ BHYT thích hợp.