Chế độ bảo hiểm về thời gian đi làm đóng bảo hiểm được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật BHXH 2014. Nếu chưa đọc hoặc chưa hiểu rõ về quy định này, bài viết nghỉ việc 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH, BHYT của chuyên mục Bảo hiểm trang Codon.vn sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.
Nghỉ việc giữa tháng có đóng bảo hiểm không? Đi làm dưới 14 ngày có phải đóng BHXH?
* Danh mục từ viết tắt
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHTN, BHTNLĐ, BNN: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trường hợp này NLĐ không phải đóng BHXH, BHYT.
- Theo Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng phải BHXH, BHYT tháng đó. Đồng thời, tháng này cũng không được tính để hưởng BHXH.
- Ví dụ:
+ Anh Minh làm việc tại công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng, thời gian nghỉ hàng tuần tại công ty vào chủ nhật.
+ Tháng 3/2022, vì gia đình có công việc nên anh xin nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/3/ - 20/3/2022, ngày 21/3/2022 anh đi làm trở lại.
=> Trường hợp của anh Minh trong tháng 3/2022 đã nghỉ 17 ngày làm việc trong tháng (không tính chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần) thì tháng 3/2022 anh không được đóng BHXH và BHYT.
Bên cạnh thông tin về thời gian đi làm trong tháng để đóng BHXH, người lao động cũng quan tâm đến cách tra cứu quá trình đóng BHXH online. Nếu cũng chưa biết cách tra cứu, bạn có thể tham khảo bài viết này để nắm được tuần tự các bước tra cứu phù hợp với điều kiện cá nhân mà không cần phải đến hỏi trực tiếp cơ quan bảo hiểm như trước đây.
Làm việc 13 ngày có phải đóng BHXH?
- Trường hợp này NLĐ vẫn được đóng BHXH, BHYT.
- NLĐ không làm việc 14 ngày làm việc trở lên trong tháng nhưng vẫn được công ty chi trả tiền lương thì tháng đó, NLĐ vẫn được đóng BHXH và BHYT.
- Trường hợp này thường là áp dụng với NLĐ nghỉ phép năm. Theo Bộ luật Lao động 2019, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho 1 NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương:
+ 12 ngày nếu làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày đối với NLĐ là người chưa thành niên, người khuyết tật hay người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
NLĐ có thể nghỉ phép năm nhiều lần hoặc nghỉ gộp 1 lần cho 1 năm và vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng.
Lưu ý: Theo quy định, cùng với các ngày nghỉ phép năm, người lao động còn có thêm các ngày nghỉ lễ năm, ngày nghỉ cuối tuần. Đây là những ngày mà NLĐ không phải làm việc, được nghỉ ngơi để dưỡng sức, giải trí nhưng vẫn được hưởng lương. Chi tiết định nghĩa ngày nghỉ đã được tổng hợp trên wikipedia.org, các bạn có thể tham khảo qua bài viết này để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.
- Trường hợp này NLĐ không phải đóng BHXH, BHYT.
- Theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, thời gian này NLĐ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Làm việc không quá 14 ngày có phải đóng BHXH?
- Các trường hợp được nghỉ hưởng chế độ ốm đau gồm:
+ NLĐ bị ốm đau, tai nạn không phải tai nạn lao động hay điều trị tái phát tai nạn lao động - có xác nhận của nơi khám chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Nghỉ việc chăm con dưới 07 tuổi bị ốm đau - có xác nhận của nơi khám chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong 2 trường hợp trên.
- Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đã đóng BHXH dưới 15 năm: 30 ngày làm việc;
+ Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: 40 ngày làm việc;
+ Đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: 60 ngày làm việc.
Làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên
+ Đã đóng BHXH dưới 15 năm: 40 ngày làm việc;
+ Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: 50 ngày làm việc;
+ Đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: 70 ngày làm việc.
- Trường hợp này NLĐ không phải đóng BHXH, BHYT.
Lưu ý, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH; và cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi cụ thể trên sổ BHXH. Như vậy, NLĐ nữ nghỉ khi sinh con thì thời gian nghỉ này, lao động nữ và công ty không phải đóng BHXH, BHYT nhưng vẫn được vào thời gian tham gia BHXH để sau này tính các chế độ.
Ngoài ra, để tiện so sánh mức hưởng trợ cấp BHXH cho các chế độ thai sản, ốm đau khi nghỉ việc từ 14 ngày trở lên và khi làm việc đúng quy định, bạn đọc có thể tham khảo bài chia sẻ cách tính BHXH của codon.vn.
- Thời gian nghỉ việc 14 ngày được đề cập ở 4 mục trên được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần.
=> Do đó, NLĐ và NSDLĐ lưu ý để tính ngày nghỉ chính xác, đảm bảo quyền lợi cho mình.
- Câu trả lời là có.
- Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con thì thời điểm đi làm trở lại, công ty và lao động nữ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Trường hợp NLĐ nghỉ phép hàng năm.
- Do NLĐ có thể thỏa thuận nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp, cho nên trường hợp NLĐ nghỉ gộp, hoàn toàn có thể nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên mà vẫn được nhận lương.
Trên đây là thông tin về vấn đề nghỉ việc 14 ngày trở lên trong tháng có đóng BHXH, BHYT mà chúng tôi tổng hợp được, người lao động cần phải nắm rõ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người lao động cũng cần lưu ý đến Thủ tục chốt sổ BHXH khi nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi của mình.
Không chỉ quy định về thời gian nghỉ được phép đóng BHXH, Luật bảo hiểm còn quy định chi tiết về mức lương đóng bảo hiểm, cách tính % đóng bảo hiểm cho từng đối tượng. Nếu tổng tiền lương của bạn có thêm tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại và khiến bạn thắc mắc không biết phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng BHXH, thuế TNCN không thì tìm hiểu bài viết này của Codon.vn, bạn sẽ nhanh chóng tìm được câu trả lời cho mình.