Thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc? Quy định về việc đóng BHXH trong thời gian thử việc

Thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc?

Thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc hay không là câu hỏi được nhiều người mới tham gia thị trường lao động đặt ra. Việc trả lời câu hỏi này dựa trên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan. Vấn đề này được chuyên mục pháp luật bảo hiểm trên trang codon.vn thông tin đến bạn đọc như sau.

thu viec co phai dong bhxh bat buoc

Thử việc có phải đóng bảo hiểm không? Tìm hiểu quy định về việc đóng BHXH trong thời gian thử việc của NLĐ

Mục Lục bài viết:
1. Hình thức ghi nhận thỏa thuận thử việc.
2. Đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.
3. Trường hợp thử việc phải đóng BHXH bắt buộc.
4. Trường hợp thử việc không phải đóng BHXH bắt buộc.
5. Không tham gia BHXH bắt buộc khi thử việc, có được hưởng thêm khoản tiền tương ứng?

* Danh mục từ viết tắt

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- BHYT: Bảo hiểm y tế.

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.

- NLĐ: Người lao động.

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.

1. Hình thức ghi nhận thỏa thuận thử việc.

Bộ Luật lao động 2019 đã có sự sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Lao động năm 2012 về hình thức ghi nhận thỏa thuận thử việc, theo đó tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động hiện hành ghi nhận 02 cách như sau:

- Ghi trong hợp đồng lao động.

- Giao kết hợp đồng thực việc.

2. Đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc được ghi nhận tại Khoản 1, 2 Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng chính là NLĐ làm việc theo hợp đồng.

Căn cứ vào Điểm a, điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động phải đóng BHXH bắt buộc nếu làm việc theo HĐLĐ, cụ thể:

- Không xác định thời hạn.

- Có xác định thời hạn.

- Theo mùa vụ/công việc nhất định: Thời hạn từ đủ 03 tháng đến ít hơn 12 tháng 

- Có thời hạn từ đủ 01 tháng đến nhỏ hơn 3 tháng

Như vậy, chỉ cần ký và làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người lao động đã phải tham gia BHXH bắt buộc.

thu viec co phai dong bhxh bat buoc 2

Quy định về các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014

Để hiểu rõ hơn về đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc và tỷ lệ đóng, mời bạn tham khảo trong thông tin bài tỷ lệ đóng BHXH 2022

3. Trường hợp thử việc phải đóng BHXH bắt buộc.

Dựa trên hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội tại Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH, mục 3, thử việc phải đóng BHXH bắt buộc nếu:

- Thỏa thuận thử việc được ghi nhận trong hợp đồng lao động + Hợp đồng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (Xem mục 2) => NSDLĐ, NLĐ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc.

- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH: Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động.

Trong đó: tiền lương trong hợp đồng thử việc là giá cả sức lao động được thể hiện bằng tiền mà người lao động nhận được trong thời gian làm việc. Căn cứ tiền lương được xác định dựa trên sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng công việc hoàn thành. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, cách tính tiền lương tại Việt Nam, bạn đọc có thể bấm xem thêm trong bài viết này trên wikipedia.org.

Lưu ý: Thời gian thử việc cũng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Trường hợp thử việc không phải đóng BHXH bắt buộc.

Thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thỏa thuận thử việc được ghi nhận thông qua hợp đồng thử việc.

Khi đó, người lao động vẫn chưa thuộc một trong các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc được nêu rõ ở mục 2, tức là chưa được làm việc theo hợp đồng lao động.

Không chỉ không phải đóng BHXH theo mức đóng BHXH bắt buộc, trong quá trình thử việc, người lao động cũng không bắt buộc đóng BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

thu viec co phai dong bhxh bat buoc 3

Thử việc có đóng bảo hiểm bắt buộc không? Phải đóng/không phải đóng khi nào?

5. Không tham gia BHXH bắt buộc khi thử việc, có được hưởng thêm khoản tiền tương ứng?

Trả lời cho câu hỏi này, Điều 168, Khoản 3, có quy định rằng: Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động".

Như vậy, người lao động trong thời gian thử việc sẽ được hưởng một khoản tiền trong kỳ trả lương tương ứng với mức đóng BHXH hiện nay.

Thông qua những thông tin mà Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể tìm được đáp án cho câu hỏi thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc rồi đúng không? Mặc dù pháp luật có quy định về trường hợp phải đóng BHXH trong thời gian thử việc, tuy nhiên, thực tế rất ít các trường hợp người sử dụng lao động thử đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trong giai đoạn này.

Sau quá trình thử việc và được ký hợp đồng lao động chính thức, người lao động sẽ thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH. Số tiền đóng BHXH sẽ là mức lương chính thức trừ đi các khoản phụ cấp theo quy định. Nội dung này đã được codon.vn chia sẻ trong bài các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH, bạn đọc vui lòng click vào bài link bài viết để tìm hiểu thêm.

Liên quan đến nội dung về BHXH, mời bạn đọc xem thêm thông tin về việc tính BHXH 1 lần mà Codon.vn đã tổng hợp và chia sẻ trước đây.

Bài liên quan