Phụ cấp là khoản hỗ trợ bằng tiền/hiện vật mà người sử dụng lao động sử dụng để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,..., cho người lao động. Khoản phụ cấp này chưa bao gồm mức lương chính thức trong hợp đồng lao động và được quy định khác nhau tùy theo chế độ của doanh nghiệp.
Tham gia vào thị trường với tư cách là người lao động, bạn cần nắm được thông tin phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng BHXH, thuế TNCN để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.
Phụ cấp điện thoại, xăng xe có tính thuế TNCN, BHXH không?
* Danh mục từ viết tắt
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- TNCN: Thu nhập cá nhân
- NLĐ: Người lao động
- Câu trả lời là không.
- Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH gồm có:
Tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13, tiền phụ cấp ăn trưa, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền điện thoại, các khoản tiền trợ cấp nhà ở, tiền nuôi con nhỏ, các khoản hỗ trợ cho NLĐ khi người thân kết hôn hay chết,...
=> Như vậy, tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không phải đóng BHXH.
Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?
Chú ý: Phụ cấp chuyên cần, xăng xe, điện thoại là một trong rất nhiều khoản phúc lợi được người sử dụng lao động trả thêm bằng tiền, hiện vật cho người lao động. Ở hầu hết các quốc gia, các khoản phúc lợi này đều phải chịu thuế. Để hiểu, nắm rõ hơn về phúc lợi người lao động tại Việt Nam và các nước trên thế giới, bạn cần tham khảo định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.
Thuế TNCN phải nộp = Thuế suất x Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công) trừ (-) các khoản giảm trừ
* Đối với phụ cấp xăng xe
Phụ cấp xăng xe có đóng thuế TNCN
- Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, trong đó có:
+ Tiền lương, tiền công hay các khoản tiền có tính chất như tiền lương, tiền công.
+ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức,...
- Phụ cấp xăng xe không nằm trong danh sách các khoản phụ cấp, trợ cấp không phải đóng thuế TNCN tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
=> Như vậy, tiền phụ cấp xăng xe phải đóng thuế TNCN.
Phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?
* Đối với phụ cấp điện thoại
- Điểm đ4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phần khoán chi điện thoại cao hơn mức quy định hiện hành của nhà nước => thì đóng thuế TNCN.
- Và theo Công văn 79557/CT-TTHT ngày 03/12/2018 thì phụ cấp điện thoại được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Nếu công ty chi tiền điện thoại cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
=> Như vậy, DN sẽ có mức khoán chi tiền phụ cấp điện thoại:
- Nếu cao hơn mức khoán chi thì phần cao hơn sẽ phải đóng thuế TNCN.
- Phần nằm trong mức khoán chi không phải đóng thuế TNCN.
Trong trường hợp nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động và muốn hưởng chế độ BHXH 1 lần, bạn cần nắm được các quy định của luật BHXH và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Nếu chưa có nhiều thông tin, bạn có thể tham khảo bài viết chia sẻ cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng BHXH một lần của chúng tôi.
- Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức phụ cấp xăng xe, điện thoại cho NLĐ là bao nhiêu.
- Những nội dung này được doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động hay thỏa thuận trong thỏa ước lao động, hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào tính chất công việc, quãng đường di chuyển mà mức phụ cấp này sẽ khác nhau, pháp luật không quy định mức cụ thể.
Nếu đang tham gia BHXH nhưng có việc bận hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, tạm thời phải nghỉ việc, việc đóng BHXH, BHYT trong tháng của bạn có thể được tiếp tục hoặc tạm dừng tùy theo điều kiện tham gia. Chi tiết vấn đề này đã được Codon.vn đề cập trong nội dung bài viết nghỉ việc 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH, BHYT mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
Trên đây là chi tiết đáp án cho câu hỏi phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng BHXH, thuế TNCN mà Blog Codon.vn tổng hợp được? Người lao động, kế toán công ty cần lưu ý các quy định thông tin về việc tính đóng BHXH, thuế thu nhập cá nhân trên khoản tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại để áp dụng đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của minfih.