Mẫu báo cáo công việc hàng ngày, tuần, tháng mới, chuẩn form

Mẫu báo cáo công việc hàng ngày, tuần, tháng mới, chuẩn form

Báo cáo công việc là một một nhiệm vụ mà người lao động cần làm trong quá trình làm việc. Mặc dù không không có những quy định chung về định dạng báo cáo, tuy nhiên, báo cáo công việc cần được viết khoa học, logic, giúp những người liên quan dễ dàng đọc hiểu và đánh giá. Trong bài viết này, chuyên mục Biểu mẫu của Codon.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu, thảo luận các chủ đề báo cáo công việc là gì, các mẫu báo cáo công việc mới, chuẩn form và cách viết. Với những nội dung tổng hợp được, bạn có thể hiểu cách làm và tự tạo ra mẫu báo cáo kết quả hoàn thành công việc cho riêng mình.

Mau bao cao cong viec

Mẫu báo cáo tiến độ công việc theo tuần, tháng, năm mới, chuẩn form

Mục lục bài viết:
  1. Báo cáo công việc là gì?
  2. Các mẫu báo cáo công việc phổ biến nhất
  2.1. Mẫu báo cáo công việc theo ngày
  2.2. Mẫu báo cáo công việc theo tuần
  2.3. Mẫu báo cáo công việc theo tháng
  2.4. Mẫu báo cáo công việc cuối năm
  3. Tại sao phải làm báo cáo công việc?
  4. Cách viết báo cáo công việc
  5. Các bước lập báo cáo công việc
  6. Những điều cần lưu ý khi viết báo cáo công việc

1. Báo cáo công việc là gì?

Báo cáo công việc (tên tiếng Anh Daily report of work) là bảng tóm tắt tất cả những công việc mà cá nhân đã làm trong 1 khoảng thời gian (ngày/tuần/tháng/năm) và được gửi lên quản lý, lãnh đạo để báo cáo tình hình công việc cũng như các kết quả đã đạt được. Mục đích của việc lập báo cáo công việc là giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt những gì nhân viên đã làm, hiệu quả mang lại, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai làm việc trong thời gian tiếp theo.

Tùy thuộc vào loại, tính chất của công việc mà báo cáo công việc được phân chia thành các loại khác nhau. Cụ thể:

- Dựa theo thời gian làm báo cáo: báo cáo công việc theo ngày, báo cáo công việc theo tuần, báo cáo công việc theo tháng, báo cáo công việc theo năm.

- Dựa theo lĩnh vực kinh doanh: báo cáo công việc bán hàng, báo cáo kế toán, báo cáo phân tích kinh doanh,...

Hầu hết các báo cáo công việc đều được viết theo định dạng chung nhằm thể hiện chi tiết, rõ ràng những tất cả các thông tin liên quan đến công việc. Những nội dung cần có trong báo cáo công việc bao gồm:

- Tiêu đề báo cáo

- Các cột tiêu chí đánh giá công việc

- Thông tin chi tiết về tình trạng công việc

- Kết quả công việc đạt được

- Những khó khăn tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ, công việc và phương hướng giải quyết.

- Phần kế hoạch cho ngày/tuần/tháng/quý tiếp theo

.....

bao cao cong viec tieng Anh la gi

Báo cáo công việc tiếng Anh là gì? Tổng quan thông tin tổng quan về báo cáo công việc

Chú ý: Để dễ dàng đánh giá năng lực, sự phù hợp của người lao động với môi trường làm việc, nhà quản lý sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có có hành vi, thái độ của người lao động khi xin nghỉ phép. Vậy làm thế nào để nhân viên có thể xin nghỉ phép ngắn hạn, dài hạn mà vẫn đảm bảo tuân thủ nội quy của công ty, tổ chức? Nội dung bài viết mẫu đơn xin nghỉ phép của Codon.vn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề của mình.

2. Các mẫu báo cáo công việc phổ biến nhất

Báo cáo công việc có thể được thiết kế, lập theo nhiều mẫu định dạng khác nhau. Một số mẫu báo cáo tiến độ công việc mới, chuẩn form đã được tổng hợp dưới đây để bạn tham khảo, tải về.

TẢI TRỌN BỘ MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC TẠI ĐÂY

2.1. Mẫu báo cáo công việc theo ngày

Báo cáo công việc theo ngày là tài liệu thể hiện các công việc mà một cá nhân đã làm trong ngày. Không chỉ thể hiện được chi tiết nội dung, tiến độ công việc, hình thức của báo cáo cũng cần thiết kế chuẩn form, rõ ràng, dễ đọc. Dưới đây là một mẫu báo cáo công việc hàng ngày bằng exel mới nhất mà bạn có thể tham khảo, sử dụng.

mau bao cao cong viec hang ngay

2.2. Mẫu báo cáo công việc theo tuần

Báo cáo công việc theo tuần là công cụ để nhà quản lý theo dõi tiến độ làm việc trong tuần của nhân viên cũng như các vấn đề, thách thức mà họ đang gặp phải. Thông qua đó, lãnh đạo, quản lý có thể đưa ra những điều chỉnh, sắp xếp để đảm bảo rằng công việc diễn ra theo đúng tiến độ đã đặt ra. Tham khảo, tải về một vài mẫu báo cáo công việc hàng tuần file word, excel có sẵn dưới đây.

mau bao cao cong viec hang tuan

2.3. Mẫu báo cáo công việc theo tháng

Khác với báo cáo công việc theo tuần, báo cáo công việc theo tháng được thiết kế với phần khối lượng công việc rộng và thêm các cột về số lượng công việc hoàn thành, chưa hoàn thành. Nếu đang tìm kiếm những mẫu báo cáo công việc hàng tháng chuẩn để sử dụng cho báo cáo công việc cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo, tải về mẫu này.

Mau bao cao ke hoach trien khai cong viec

2.4. Mẫu báo cáo công việc cuối năm

Hàng năm, bạn được công ty yêu cầu làm báo cáo năm để đánh giá kết quả công việc và xét duyệt vi phạm, khen thưởng? Tuy nhiên, bạn lại đang cảm thấy khó khăn vì không biết phải nên làm báo cáo thế nào cho chuẩn, giúp quản lý, lãnh đạo dễ đọc, đánh giá. Vấn đề của bạn sẽ được giải quyết bằng cách tham khảo, tìm hiểu mẫu báo cáo công việc theo năm trong biểu mẫu dưới đây.

mau bao cao cong viec cuoi nam

3. Tại sao phải làm báo cáo công việc?

Lập báo cáo kết quả hoàn thành công việc ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, người quản lý và các các cấp lãnh đạo trong các tổ chức, công ty. Nó cũng đóng vai trò như một công cụ giao tiếp hiệu quả để các bộ phận tương tác và hoàn thành mục tiêu chung.

Một số lợi ích của việc lập báo cáo công việc có thể kể đến là:

- Đối với nhân viên: Báo cáo công việc là công cụ để họ thể hiện năng lực, trách nhiệm và hiệu quả công việc được giao. Không chỉ vậy, nó còn là tài liệu để nhân viên xem lại các thiếu sót, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai, hoàn thành công việc và rút kinh nghiệm trong tương lai.

- Đối với lãnh đạo: Dễ dàng xem xét, theo dõi và chủ động đưa ra các giải pháp điều chỉnh, khắc phục công việc trong từng giai đoạn. Dựa vào báo cáo công việc, người quản lý cũng có thể chủ động đưa ra phương thức phân bổ công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng nhân viên trong nhóm, tổ chức.

- Đối với nhóm làm việc: Báo cáo công việc là công cụ giao tiếp hiệu quả, giúp các thành viên trong nhóm xem xét, duy trì tiến độ công việc và đạt được mục tiêu chung.

Chú ý: Người lão đạo, quản lý được hiểu là những người thực hiện các chức năng quản lý, điều hành trong một tổ chức nhất định. Trong một tổ chức kinh doanh hoặc phi kinh doanh, người quản lý có thể đảm nhận một hoặc nhiều công việc quản lý khác nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, các yêu cầu đối với nhà quản lý, bạn có thể tham khảo định nghĩa nhà quản lý chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.

Tai sao phai bao cao cong viec

Tìm hiểu vai trò, lợi ích của mẫu báo cáo hiệu quả công việc đối với cá nhân, tổ chức

4. Cách viết báo cáo công việc

Giống như bất cứ văn bản nào khác, để có thể truyền đạt thông tin cho người đọc một cách chính xác, dễ hiểu, bạn cần nắm được cách viết, cách trình bày báo cáo công việc hiệu quả. Tham khảo một số cách viết báo cáo công việc chi tiết, đúng chuẩn dưới đây.

- Phần thông tin chung: Viết tên công ty, họ tên nhân viên, phòng ban, vị trí làm việc

- Thời gian làm báo cáo: Ghi rõ thời gian tiến hành làm báo cáo.

- Nội dung của báo cáo: Nêu chi tiết, cụ thể những công việc bạn đã hoàn thành, chưa hoàn thành và những dự định bạn muốn thực hiện tiếp theo. Bạn cũng có thể bổ sung vào phần này các thông tin về kết quả, kết luận và những phát hiện liên quan đến dự án.

- Ý kiến thắc mắc, góp ý: Trong phần này, dựa trên các kết luận, kết quả công việc được thực hiện, bạn có thể đưa ra những khuyến nghị cần thiết để công việc được hoàn thành đúng theo kế hoạch, tiến độ ban đầu. Nếu làm báo cáo tiến độ công việc theo ngày, tuần hoặc tháng, bạn có thể thêm vào phần này các mục tiêu hoặc nhiệm vụ bạn sẽ thực hiện tiếp theo.

- Kết luận: Kết luận báo cáo của bạn bằng cách tóm tắt các phát hiện hoặc kết quả đã thảo luận và nhắc lại các khuyến nghị quan trọng nhất.

Lưu ý: Cách viết báo cáo công việc cho sếp ở trên được áp dụng chung cho nhiều loại báo cáo khác nhau. Tùy theo từng loại báo cáo, yêu cầu của quản lý mà bạn có thể thêm vào báo các thông tin bổ sung như tên dự án, các giai đoạn của dự án, tiến độ công việc và các đề xuất để hoàn thành tốt công việc.

Cach viet bao cao cong viec hang ngay

Cách báo cáo công việc cho sếp, cách trình bày báo cáo công việc đúng yêu cầu

5. Các bước lập báo cáo công việc

Như đã trình bày ở trên, báo cáo công việc cần được trình bày chi tiết, rõ ràng theo đúng trình tự logic để người quản lý dễ đọc, tư duy. Để làm được điều này, bạn cần nắm được các bước để sở hữu một bản báo cáo công việc chuẩn, chuyên nghiệp. Cụ thể:

Bước 1: Xác định đối tượng đọc báo cáo

Xác định đối tượng đọc báo cáo là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi làm báo cáo công việc. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định những gì sẽ có trong nội dung báo cáo và lựa chọn cách trình bày, ngôn ngữ sử dụng cho phù hợp.

Bước 2: Quyết định thông tin bạn sẽ có trong báo cáo

Sau khi xác định đối tượng xem, đọc báo cáo, việc tiếp theo mà bạn cần làm là xem xét nên đưa vào báo cáo những nội dung gì. Tốt nhất, bạn nên liệt kê toàn bộ công việc đã làm trong khoảng thời gian mà báo cáo yêu cầu, bao gồm các công việc được giao, mức độ hoàn thành dựa trên những kết quả đã đạt được. Tiếp đó, bạn cần lựa chọn ra những thông tin tổng quan, rõ ràng, giúp người đọc hiểu rõ tất cả những công việc trong ngày/tuần/tháng mà bạn đã thực hiện và hiệu quả chi tiết.

Ngoài ra, trong phần nội dung này, bạn cũng có thể thêm vào các thông tin về những vấn đề đang gặp phải khi hoàn thành công việc và hướng khắc phục để nhà quản lý dễ dàng xem xét, ra quyết định phát triển, nâng cao hiệu quả công việc.

Bước 3: Xác định cấu trúc của báo cáo

Khi viết, các thông tin sắp xếp trong báo cáo cần được trình bày theo trật tự về thời gian hoặc logic về công việc để người đọc dễ hình dung. Tốt nhất, bạn nên tải về các mẫu báo cáo công việc theo mẫu mà Codon.vn chia sẻ ở trên và linh động chỉnh sửa cho phù hợp với tính chất công việc, dự án của bạn.

Bước 4: Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và chuyên nghiệp

Ngoài những nội dung công việc và hiệu suất công việc hoàn thành, quản lý, người đọc báo cáo cũng có thể để ý đến văn phong, ngôn ngữ mà bạn sử dụng trong báo cáo. Vì thế, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, văn minh, đúng mực.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa báo cáo của bạn

Soát lỗi, xem xét lại toàn bộ nội dung báo cáo là việc làm cần thiết trước khi bạn gửi báo cáo hoàn thành công việc lên quản lý, lãnh đạo. Việc này sẽ giúp bạn sửa lại bố cục, các lỗi về dấu câu, chính tả trong báo cáo và khiến nó trở nên chuyên nghiệp nhất có thể.

cac buoc viet bao cao cong viec

Các bước viết báo cáo công việc chi tiết

6. Những điều cần lưu ý khi viết báo cáo công việc

Không thể phủ nhận rằng, báo cáo công việc là phương tiện kiểm soát công việc, tiến độ hoàn thành dự án của quản lý. Để có thể chuẩn bị báo cáo chuyên nghiệp, đảm bảo được tính dễ đọc, dễ hiểu, bạn cần tránh những lỗi hay gặp khi làm báo cáo công việc dưới đây.

* Không xây dựng cấu trúc cho báo cáo

Việc làm báo cáo không có cấu trúc rõ ràng khiến bài báo cáo của bạn lan man, không có trọng tâm, khiến người đọc có hình dung và bao quát vấn đề. Để không phạm phải sai lầm này, bạn cần xây dựng bố cục, dàn ý cho báo cáo của mình, bao gồm các nội dung cần có, định dạng trình bày,... Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên làm việc với người làm báo cáo để thảo luận thông tin, tìm ra dữ liệu và định dạng phù hợp nhất với họ.

* Chứa quá nhiều dữ liệu

Cập nhật dữ liệu phù hợp vào báo cáo là cách để bạn cung cấp tài nguyên, giúp quản lý sắp xếp nhóm, cải thiện việc ra quyết định và thúc đẩy sự thành công. Tuy nhiên, bạn không nên đưa quá nhiều dữ liệu vào báo cáo mà chưa có sự sắp xếp, xử lý. Việc này sẽ khiến người đọc bị rối và khó nắm bắt những thông tin quan trọng.

Tốt nhất, trong báo cáo công việc, bạn chỉ nên cung cấp những những dữ liệu tóm tắt với sự giải thích rõ ràng. Nếu quản lý cần những thông tin sâu hơn, bạn có thể gửi kèm file tài liệu riêng để họ nghiên cứu, tìm hiểu.

* Không kiểm tra chính tả, lỗi đánh máy trong báo cáo.

Mặc dù khá cơ bản nhưng những lỗi sai này vẫn thường xuyên xảy ra, làm cho báo cáo của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Để xử lý việc này, trước khi gửi báo cáo, bạn có thể sử dụng các công cụ check lỗi chính tả phổ biến trên internet như Google doc,...để kiểm tra lại.

* Viết báo cáo quá ngắn

Một báo cáo ngắn, không đầy đủ sẽ là minh chứng cho việc bạn không để tâm vào việc làm báo cáo và khiến người đọc thiếu những dữ liệu cần thiết để quản lý, theo dõi công việc. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp một báo cáo có độ dài trung bình, súc tích, chứa đầy đủ nội dung cần thiết.

* Viết báo cáo theo lối văn học

Báo cáo công việc không phải là một bài tiểu luận, nó cần trình bày theo cách khoa học, dễ hiểu. Vì thế, tốt nhất, bạn nên tải về những mẫu báo cáo công việc ở trên của chúng tôi và trình bày vào các công việc, dữ liệu của mình.

Với tất cả những thông tin về mẫu báo cáo công việc, mẫu báo cáo tiến độ công việc và cách viết được Codon.vn giới thiệu ở trên, hy vọng bạn đã tìm được bộ tài liệu để theo dõi hiệu suất công việc để theo dõi, đánh giá và gửi lên quản lý, lãnh đạo liên quan. Hãy thể hiện mình là nhân viên chuyên nghiệp và có trách nhiệm với công việc bạn nhé!

Cùng với mẫu báo cáo hiệu quả công việc, giấy bản tường trình sự việc cũng là loại văn bản, giấy tờ thường xuyên được sử dụng trong thực tế nhằm trình bày một sự việc đã xảy ra, gây ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe của con người hoặc tổ chức. Để có thêm nhiều thông tin về khái niệm, cách viết, cách sử dụng bản tường trình sự việc, Codon.vn mời bạn tham khảo nội dung bài viết chia sẻ mẫu bản tường trình sự việc phổ biến dưới đây.

Bài liên quan