Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?

Hiện nay với dịch vụ vượt trội, bệnh viện tư được nhiều người lựa chọn là nơi khám, chữa bệnh thay vì sử dụng bệnh viện công. Điều này dẫn đến nhiều người tham gia BHYT có chung một thắc mắc rằng: Liệu khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?

kham chua benh tai benh vien tu co duoc huong bhyt khong

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT? Cập nhật mức hưởng BHYT tại bệnh viện tư

Mục Lục bài viết:
1. Khám bệnh tại bệnh viện tư nhân có được BHYT trả chi phí không?
2. Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư.
2.1. KCB tại bệnh viện tư có hợp đồng KCB với tổ chức bảo hiểm y tế.
2.2. KCB tại bệnh viện tư không có hợp đồng KCB với tổ chức bảo hiểm y tế.
3. Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT tại bệnh viện tư.

* Danh mục từ viết tắt:

- BHYT: Bảo hiểm y tế.

- KCB: Khám chữa bệnh.

1. Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng bảo hiểm y tế?

Thông thường, người dùng sẽ tiến hành tra cứu thẻ bảo hiểm y tế để nắm được số thẻ, thời gian đóng, quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên tại các bệnh viện tư nhân, thẻ BHYT liệu có được chấp nhận?

- Căn cứ vào quy định tại Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014, đối tượng tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT.

+ Khi bệnh viện tư nhân có ký hợp đồng khám, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 24 hoặc;

+ Khi bệnh viện tư không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh y tế nhưng người bệnh vẫn được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí KCB trực tiếp theo quy định tại Điều 31.

Lưu ý: Hiện tại, việc xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm về cơ chế, chính sách của bảo hiểm y tế, danh mục khám chữa bệnh, thanh toán thuốc, hóa chất y tế,..., là vai trò và trách nhiệm của bảo hiểm y tế Việt Nam. Thông tin tổng quan về cơ quan trực thuộc Bộ y tế này đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm.

2. Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư.

2.1. KCB tại bệnh viện tư có hợp đồng KCB với tổ chức bảo hiểm y tế.

- Đối với người bệnh khám chữa bệnh đúng tuyến (đúng với bệnh viện tư ban đầu đăng ký; chuyển tuyến điều trị,..) thì mức hưởng BHYT được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế.

+ Đối với đối tượng được quy định tại điểm a, d, e, g, h, i Khoản 3 Điều 12: 100%.

+ Khám tại tuyến xã, chi phí khám một lần thấp hơn mức Chính phủ quy định: 100%.

+ Tham gia BHYT 05 liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở: 100%.

+ Đối tượng được quy định tại Khoản 2, Điểm a; Khoản 3 Điểm k; Khoản 4, Điểm a Điều 12: 95%.

+ Đối tượng khác: 80%.

Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng sẽ thấp hơn so với mức hưởng đúng tuyến nêu trên. Chi tiết về mức hưởng, bạn đọc có thể thêm trong bài mức thanh toán bảo hiểm y tế trái tuyến mà chúng tôi chia sẻ trước đây.

kham chua benh tai benh vien tu co duoc huong bhyt khong 2

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT? Mức hưởng bảo hiểm y tế tại bệnh viện tư năm 2022

2.2. KCB tại bệnh viện tư không có hợp đồng KCB với tổ chức bảo hiểm y tế.

- Người bệnh khi KCB tại bệnh viện tư không ký hợp đồng KCB với tổ chức bảo hiểm y tế thì được tổ chức BHYT thanh toán chi phí KCB trực tiếp theo quy định tại Điều 31 Luật BHYT. Tuy nhiên, tại thời điểm KCB, người bệnh phải tự thanh toán trước sau đó mới yêu cầu tổ chức BHYT chi trả theo đúng mức hưởng.

* Mức hưởng tối đa:

- Tuyến huyện và tương đương:

+ Ngoại trú = 0,15 x mức lương cơ sở = 0,15 x 1.490.000 đồng = 223.500 đồng.

+ Nội trú = 0,5 x mức lương cơ sở = 745.000 đồng.

- Tuyển tỉnh và tương đương:

+ Nội trú = 1,0 x mức lương cơ sở = 1.490.000 đồng.

- Tuyến trung ương hoặc tương đương:

+ Nội trú = 2,5 x mức lương cơ sở = 3.725.000 đồng.

3. Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT tại bệnh viện tư.

- Nhìn chung, thủ tục khám, chữa bệnh BHYT tại bệnh viện tư hay bệnh viện công quan trọng nhất là người bệnh phải xuất trình được thẻ BHYT. Trường hợp mất thẻ, người dân vẫn có thể được khám chữa bệnh. Để có thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài mất thẻ bảo hiểm y tế có đi khám được không

- Các thủ tục sau đó được thực hiện bởi cơ sở khám chữa bệnh.

- Tuy nhiên, đối với người khám chữa bệnh tại bệnh viện tư không ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm y tế:

+ Sau khi trả chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện, người bệnh phải thực hiện thủ tục đề nghị thanh toán trực tiếp tới bảo hiểm xã hội cấp huyện theo quy định tại Điều 28, 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

+ Thời hạn thanh toán là 40 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ đề nghị.

kham chua benh tai benh vien tu co duoc huong bhyt khong 3

Điều kiện, thủ tục khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại bệnh viện tư nhân

Như vậy, chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn cùng bạn giải đáp thắc mắc khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không? Thực tế, các bệnh viện tư có liên kết với tổ chức bảo hiểm y tế là không nhiều, quyền lợi về bảo hiểm y tế của nó lại còn ít, do vậy người bệnh cần cân nhắc trước khi quyết định nơi khám chữa bệnh cho bản thân, gia đình mình.

Bài liên quan