Với sự phát triển của kinh tế, xã hội, mức sống tăng cao, người dân ngày càng quan tâm hơn về sức khỏe của mình, khi đó các dịch vụ khám, chữa bệnh cũng ngày càng mở rộng. Là ngành nghề đặc thù, có ý nghĩa quan trọng, pháp luật hiện hành đã có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất
- Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thực hiện theo đúng chuyên môn khám, chữa bệnh cho người bệnh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
=> Do vậy, nội dung trong bài viết này không hướng đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập.
- Chủ thể kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức dưới các loại hình: bệnh viện, Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, bác sĩ gia đình; Phòng chẩn trị y học cổ truyền, cơ sở dịch vụ y tế (Đây là các loại hình điển hình, dễ dàng nhận diện và tìm thấy trong thực tế).
Các chủ thể kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là nơi có thể khám chữa bệnh sử dụng BHYT hoặc không. Để biết thêm chi tiết, xem thêm tại bài viết: Khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?
- Để được kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng 02 điều kiện được quy định tại Điều 42, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cụ thể:
+ Cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Giấy phép đăng ký kinh doanh phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh theo mã cụ thể. Chẳng hạn: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa là 86201; hoạt động của bệnh viện là 86101,...
+ Được chủ thể có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động.
Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện gì? Chi tiết hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với mỗi loại hình tổ chức cơ sở khám chữa bệnh sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên, tựu chung là phải đáp ứng điều kiện được quy định của Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
- Có đủ nhân sự hành nghề tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề tối thiểu 36 tháng.
Lưu ý: Điều kiện đặc thù đối với thành lập phòng khám chuyên khoa/bác sĩ gia đình: người hành nghề có trình độ chuyên môn tương ứng với loại hình hành nghề. Ví dụ: Phòng khám chuyên khoa gia liễu thì trình độ bác sĩ ngành da liễu.
Việc xác định các điều kiện về nhân sự là quan trọng trong các lĩnh vực kinh doanh không chỉ trong kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh mà còn có trong điều kiện kinh doanh dịch vụ việc làm
Độc giả tham khảo điều kiện cụ thể đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ y tế là Bộ trưởng Bộ y tế (nếu thành lập bệnh viện) và Giám đốc Sở y tế (nếu thành lập phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa).
Điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho đến nay vẫn là một trong những điều kiện "khắt khe" nhất đối với các ngành nghề kinh doanh nhất định. Điều này đòi hỏi các cá nhân, tổ chức không chỉ phải có năng lực tài chính mà còn phải có năng lực chuyên môn, quản lý vững chắc. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Blog trên trang Codon.vn về điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ hữu ích đối với độc giả.