Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?

Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?

dong bao hiem xa hoi khong lien tuc co duoc huong che do thai san khong

Đóng BHXH gián đoạn có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục hưởng chế độ thai sản theo luật BHXH 2014

Mục Lục bài viết:
1. Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?
2. Chế độ thai sản.
3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản.

* Danh mục từ viết tắt.

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- NLĐ: Người lao động.

- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương.

1. Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng được hưởng chế độ thai sản là:

(1) NLĐ là lao động nữ mang thai.

(2) NLĐ là lao động nữ sinh con.

(3) NLĐ là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

(4) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

(5) NLĐ là lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;

(6) NLĐ là lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

- Điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

+ Đối với NLĐ thuộc nhóm (2), (3), (4) nêu trên phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con/nuôi con nuôi. Theo đó, NLĐ phải đảm bảo về mức đóng BHXH bắt buộc để được nhận chế độ thai sản.

+ Đối với NLĐ thuộc nhóm (2) đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

=> Pháp luật chỉ quy định về đối tượng, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản mà không quy định về việc NLĐ phải đóng BHXH liên tục thì mới được hưởng chế độ thai sản. Do vậy, NLĐ đóng BHXH không liên tục vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo luật định.

Ví dụ: Chị Đặng Thúy Nga, tham gia đóng BHXH tại CTCP Á Châu từ tháng 9/2020 đến tháng 11/2021, được biết chị Nga mang thai từ tháng 11/2020 và dự tính sinh là tháng 7/2021. Do tình hình dịch bệnh, toàn bộ công ty của chị Nga phải nghỉ từ tháng 4/2021 đến hết tháng 5/2021 và bị gián đoạn thời gian đóng BHXH trong 02 tháng đó. Hỏi: chị Nga có được hưởng chế độ thai sản không khi chị đóng BHXH không liên tục?

Trả lời:

- Tổng thời gian đóng BHXH của chị Nga là: 13 tháng, chị Nga dự tính sinh vào tháng 7/2021. Trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021) chị Nga đã đáp ứng đủ thời gian đóng BHXH

=> Trong trường hợp này, chị Nga vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

dong bao hiem xa hoi khong lien tuc co duoc huong che do thai san khong 2

Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có được hưởng thai sản? Tìm hiểu quyền lợi hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất

2. Chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con.

Về mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Mục 2 Chương III Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

* Thời gian nghỉ:

- Khi đi khám thai:

+ Được nghỉ để đi khám thai 05 lần; mỗi lần 01 ngày (trường hợp đặc biệt thì thời gian nghỉ có thể kéo dài 02 ngày/lần khám)

- Khi sinh con:

+ Tổng thời gian nghỉ trước và sau sinh: 06 tháng, trường hợp sinh đôi, từ con thứ hai trở đi, mẹ được nghỉ thêm 01 tháng/con.

+ Thời gian nghỉ trước sinh không được quá 02 tháng.

* Mức hưởng:

- Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mqbtl tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ sinh.

Nếu NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng => Mức hưởng chế độ thai sản = Mbqtl của các tháng đã đóng BHXH.

- Trợ cấp 1 lần khi sinh con với mỗi con = 2 x Mức lương cơ sở = 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng/con (năm 2022).

- Tiền dưỡng sức sau sinh (đối với giáo viên mầm non sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo quy định) = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ = 30% x 1.490.000 x Số ngày nghỉ = 447.000 đồng x Số ngày nghỉ (năm 2022).

Để hiểu rõ hơn về chế độ thai sản, bạn đọc có thể tham khảo bài viết cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non

3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản.

NLĐ cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp đến cơ quan có thẩm quyền để được thanh toán tiền thai sản theo quy định của pháp luật:

- Giấy chứng sinh/giấy khai sinh (bản sao)

- Những giấy tờ khác có liên quan như: Giấy chứng tử/giấy báo tử (trường hợp con chết sau khi sinh); bệnh án/giấy ra viện của người mẹ (trường hợp con chết ngay sau khi sinh.

- Trường hợp NLĐ khi sinh con mà đã chấm dứt HĐLĐ với bên NSDLĐ thì cần chuẩn bị thêm Sổ BHXH, khi đi nộp hồ sơ cần mang theo giấy tờ tùy thân để đối chiếu.

- NLĐ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên và gửi đến đơn vị sử dụng lao động hoặc gửi đến cơ quan BHXH quận/huyện nơi NLĐ cư trú hoặc có hộ khẩu thường trú (trường hợp NLĐ đã nghỉ việc).

- Thời hạn nộp hồ sơ: trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc.

Qua những chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?". Theo đó, có thể thấy việc giải quyết những chế độ từ bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH, mức đóng và không phụ thuộc đến tính liên tục trong quá trình tham gia BHXH. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục Bảo hiểm trên trang codon.vn để cập nhật nhiều kiến thức pháp luật bổ ích bạn nhé!

Ngoài ra, về cách tính BHXH, mời bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết cách tính BHXH để có thêm thông tin.

Bài liên quan