Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản cũng là một trong những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo các mức mà pháp luật quy định.
Mức lương đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản 2022
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
(1) Quy định về mức đóng BHXH:
- Mức đóng BHXH bắt buộc dựa trên cơ sở tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ gồm có: mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
- Căn cứ Điều 85, 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Quyết định 595/QĐ-BHXH, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH được quy định như sau:
* Đối với NLĐ:
- Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: 8% mức tiền lương tháng/mức lương cơ sở.
- Đóng vào quỹ BHTN: 1%.
- Đóng vào quỹ BHYT: 1,5%
* Đối với NSDLĐ:
- Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: 14%
- Đóng vào quỹ ốm đau và thai sản: 3% .
- Đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: 0,5% (đối với DN hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức là: 0,3%.
- Đóng vào quỹ BHTN: 1%.
- Đóng vào quỹ BHYT: 3%.
Trong đó:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương nhà nước quy định là 20 tháng lương cơ sở = 20 x 1.490.00 = 29.800.000 triệu đồng (mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng)
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định là: 20 tháng lương tối thiểu vùng.
(2) Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó chỉ đặt ra yêu cầu về thời gian tham gia BHXH bắt buộc, không đặt ra yêu cầu mức đóng BHXH là bao nhiêu. Chi tiết về điều kiện hưởng chế độ, mời bạn đọc xem thêm bài viết chế độ thai sản 2022
(3) Kết luận
- Từ các căn cứ nêu trên, nhận thấy: NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc cần đảm bảo tuân theo mức đóng BHXH bắt buộc mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên, mức đóng BHXH không phải là điều kiện để NLĐ được hưởng chế độ thai sản. Chế độ này phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH (khi sinh con) hoặc việc NLĐ có đang tham gia BHXH hay không (chế độ triệt sản, tránh thai,...).
- Mức đóng BHXH phải đảm bảo tỷ lệ % mà pháp luật quy định.
Chế độ thai sản đối với người tham gia BHXH năm 2022 và mức đóng
* Đối với lao động nữ:
Ngoài thời gian được nghỉ hưởng chế độ thai sản, NLĐ còn được hưởng những khoản tiền được quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(1) Trợ cấp một lần khi sinh con:
Mức hưởng = 02 x Mức lương cơ sở (năm 2022 là 1,49 triệu đồng) = 02 x 1,49 = 2,98 triệu đồng/con.
(2) Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi sinh (trường hợp NLĐ đóng đủ 06 tháng trước khi sinh con).
Mức hưởng 01 tháng = Mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH (trường hợp NLĐ chưa đóng đủ 06 tháng trước khi sinh).
(3) Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ = 30% x 1.490.000 x Số ngày nghỉ = 447.000 đồng x Số ngày nghỉ (năm 2022).
Nội dung này, bạn đọc có thể xem thêm bài viết mức hưởng chế độ thai sản
* Đối với lao động nam:
(1) Trợ cấp một lần khi sinh con (chỉ có chồng tham gia BHXH khi vợ sinh con) = 02 x Mức lương cơ sở (=02 x 1,49 = 2,98 triệu đồng/con).
- Mức hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh = Mbqtl 6 tháng đóng BHXH : 24 x Số ngày nghỉ.
- Mức hưởng khi lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản = Mbqtl 6 tháng đóng BHXH : 30 x Số ngày nghỉ.
Trên đây, chuyên mục Bảo hiểm đã chia sẻ với bạn đọc về mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản. Theo đó, có thể thấy, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những chế độ mà NLĐ sẽ được nhận.
Chi tiết về thủ tục hưởng chế độ thai sản mời bạn đọc xem thêm để biết được những thông tin hữu ích.