Cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non

Cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non

Chế độ thai sản thuộc một trong những chế độ mà người lao động được hưởng khi đáp ứng đủ các điều kiện mà luật định, đối với giáo viên mầm non cũng không phải là ngoại lệ. Như vậy, cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non có gì khác so với những người lao động khác không?

cach tinh tien thai san cho giao vien mam non

Quy định về chế độ thai sản của giáo viên mầm non

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên mầm non.
2. Cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non.
3. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên mầm non.

* Danh mục từ viết tắt.

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên mầm non.

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các điều kiện để giáo viên hưởng chế độ thai sản gồm:

- Điều kiện 1: giáo viên mầm non thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đang mang thai.

+ Sinh con.

+ Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi.

+ Đặt vòng tránh thai, triệt sản.

+ Là giáo viên nam đang đóng BHXH và có vợ sinh con.

- Điều kiện 2: đảm bảo thời gian đóng BHXH:

+ Thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con/nhận nuôi con nuôi.

+ Thời gian đóng BHXH ít nhất 03 tháng trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp giáo viên mầm non sinh con phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

+ Thời gian đóng BHXH của giáo viên mầm non không đủ 06 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh/nhận nuôi con nuôi => Được hưởng các chế độ được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

+ Trường hợp đặt vòng tránh thai, triệt sản, giáo viên nam có vợ sinh con: Chỉ yêu cầu đang tham gia BHXH bắt buộc, không quy định thời gian tham gia bao lâu.

Hiện nay, giáo viên có thể tiến hành tra cứu BHXH bằng những thao tác đơn giản, nhanh chóng để xem thời gian đóng BHXH của mình.

2. Cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non.

Tiền thai sản đối với giáo viên mầm non gồm có: tiền trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên mầm non thuộc diện biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn được nhận các khoản phụ cấp ưu đãi.

cach tinh tien thai san cho giao vien mam non 2

Công thức tính tiền thai sản cho giáo viên

* Tiền trợ cấp thai sản đối với giáo viên nữ:

- Trợ cấp 1 lần khi sinh con với mỗi con = 2 x Mức lương cơ sở = 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng/con (năm 2022).

- Tiền thai sản = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ thai sản (trường hợp thời gian đóng BHXH không liên tục sẽ được cộng dồn).

- Tiền dưỡng sức sau sinh (đối với giáo viên mầm non sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo quy định) = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ = 30% x 1.490.000 x Số ngày nghỉ = 447.000 đồng x Số ngày nghỉ (năm 2022).

* Tiền trợ cấp thai sản đối với giáo viên nam có vợ sinh con:

- Nếu chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ không tham gia thì khi vợ sinh con, chồng sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con với mỗi con = 02 x Mức lương cơ sở = 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng/con (năm 2022).

- Mức hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh = Mbqtl 6 tháng đóng BHXH : 24 x Số ngày nghỉ.

- Mức hưởng khi giáo viên nam thực hiện biện pháp triệt sản = Mbqtl 6 tháng đóng BHXH : 30 x Số ngày nghỉ.

* Về mức phụ cấp đứng lớp: giáo viên thuộc diện biên chế theo quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng mức phụ cấp này, tuy nhiên mức phụ cấp này sẽ được chi trả hàng tháng cùng với tiền lương và trong thời gian mang thai, giáo viên sẽ được hưởng phần phụ cấp này.

3. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên mầm non.

Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên mầm non được quy định từ Điều 32 đến Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

* Đối với giáo viên nữ:

- Thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con: 06 tháng/con (sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng).

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

+ Nếu thai dưới 05 tuần tuổi: tối đa 10 ngày.

+ Nếu thai từ 05 - dưới 13 tuần tuổi: tối đa 20 ngày.

+ Nếu thai từ 13 - dưới 25 tuần tuổi: tối đa 40 ngày.

+ Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: tối đa 50 ngày.

(Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

- Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

+ Nghỉ việc 05 lần khi đi khám thai, 01 ngày/lần khám.

+ Trường hợp đặc biệt, được nghỉ 02 ngày/lần khám.

(Thời gian nghỉ không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: được nghỉ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

+ Đặt vòng tránh thai: tối đa 07 ngày.

+ Thực hiện biện pháp triệt sản: tối đa 15 ngày.

(Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

- Thời gian nghỉ của giáo viên mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:

+ Hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định.

+ Kể từ ngày sinh con => thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày => người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày

(Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết về nội dung này tại bài viết Chế độ thai sản của giáo viên năm 2022.

Trên đây Blog Codon.vn đã hướng dẫn bạn đọc về cách tính tiền thai sản cho giáo viên mầm non. Theo đó, có thể thấy chế độ thai sản đối với giáo viên mầm non cũng tương tự như chế độ thai sản đối với giáo viên.

Bài liên quan