Hiện nay có nhiều người thắc mắc rằng nếu đăng ký bảo hiểm thất nghiệp thì có được hưởng chế độ thai sản không? Chúng ta cần hiểu rõ về đăng ký BHTN và chế độ thai sản để có câu trả lời chính xác nhất. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng thai sản không?
* Danh mục từ viết tắt
- NLĐ: Người lao động
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động
Những NLĐ đang tham gia BHTN, đảm bảo các điều kiện sau đây thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, không thuộc các trường hợp dưới đây:
+ Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đảm bảo thời gian đã đóng BHTN:
+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn:
+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại quận/huyện mà mình muốn nhận trợ cấp.
- NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, và không thuộc các trường hợp sau:
Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không? Đối tượng, điều kiện đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
Theo Luật Việc làm 2013 thì có các chế độ sau: tiền trợ cấp thất nghiệp tháng (thường được gọi là tiền BHTN), hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Để được hưởng các chế độ của BHTN, người lao động cần đăng ký tham gia BHTN trước đó. Sau đây là thông tin về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và các thông tin về mức đóng, mức hưởng chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
- NLĐ nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn nhận tiền BHTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc.
- Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
+ Sổ BHXH;
+ CMND/CCCD (Bản sao có công chứng/chứng thực);
+ Đơn đề nghị nhận BHTN (Mẫu số 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH);
+ Những giấy tờ xác nhận về việc đã nghỉ việc đúng pháp luật như HĐLĐ hết hạn, quyết định sa thải, quyết định cho thôi việc,...
- Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra. Nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi phiếu hẹn kết quả cho NLĐ, nếu còn thiếu thì hướng dẫn NLĐ sửa đổi, bổ sung.
- Sau đó, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét, ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Để nắm được chi tiết thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để làm bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết "Thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp".
NLĐ đảm bảo các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được chi trả trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- NLĐ trong những trường hợp sau đây được hưởng chế độ thai sản:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
- Điều kiện nhận chế độ thai sản
- Trường hợp lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:
+ Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (sau đây gọi chung là sinh con) được xác định như sau:
Sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. Nếu tháng đó không đóng BHXH thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Nghỉ thai sản có được hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp? Tìm hiểu điều kiện được hưởng chế độ thai sản của lao động nữ
Ví dụ: Chị A sinh con ngày 20/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017.
- Trường hợp lao động nữ sinh con trong thời gian mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định:
+ NLĐ này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Có thời gian đóng BHXH phải từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định như đã đề cập ở trên.
Lưu ý: Nhận con nuôi là một quá trình trong đó có một cá nhân, gia định nhận trách nhiệm làm cha mẹ nuôi nấng, chăm sóc một người khác. Khái niệm nhận con nuôi đã được wikipedia.org phân tích chi tiết qua bài viết này, bạn đọc cần tham khảo để có thêm thông tin.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có những chế độ sau:
- Chế độ nghỉ khám thai;
- Chế độ nghỉ khi sinh con, nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
- Tiền trợ cấp một lần khi sinh con;
- Tiền trợ cấp thai sản hàng tháng khi nghỉ sinh con;
- Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản.
Về Chế độ thai sản đã được Codon.vn chia sẻ trong bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi để biết thêm thông tin về những chế độ mà NLĐ được nhận khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến cách nhận tiền thai sản khi nghỉ sinh con (người mẹ sinh con, con không chết sau sinh). Theo đó, NLĐ nữ nghỉ sinh con cần tiến hành các bước như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhận tiền thai sản gồm:
+ Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con (Bản sao);
+ Giấy xác nhận của bệnh viện về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp có nghỉ dưỡng thai.
- Nộp hồ sơ đến cho công ty hiện mình đang làm việc.
(Nếu NLĐ đã nghỉ việc trước khi sinh con thì nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi mình đang đóng BHXH để được giải quyết).
- Công ty sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ này kèm theo danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan BHXH tiến hành xem xét, chi trả chế độ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ công ty.
Để có thêm thông tin về các bước nhận chế độ thai sản, bạn đọc có thể xem thêm thông tin tại bài viết: "Thủ tục hưởng chế độ thai sản" mà Codon.vn đã chia sẻ.
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nguồn chi trả chế độ này từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Câu trả lời là có nếu NLĐ đáp ứng điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và chế độ thai sản.
Theo đó, thông qua các thông tin về việc đăng ký BHTN và chế độ thai sản đã đề cập ở 2 mục trên, có thể nhận thấy:
- Đăng ký BHTN và chế độ thai sản là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau;
- Đối tượng, điều kiện hưởng, cách đăng ký hưởng chế độ cũng như nguồn chi trả cho 2 chế độ này khác nhau;
- Việc đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, hay chế độ thai sản là độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau.
-Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có văn bản nào quy định về việc hạn chế hưởng chế độ thai sản khi đồng thời tiến hành đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.
=> Như vậy, nếu người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp thì vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Nghỉ thai sản xong nghỉ luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Chị Linh làm việc tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư An Khánh từ tháng 2/2020 đến tháng 9/2021, chị có đóng BHXH cho tất cả các tháng nêu trên.
1/10/2021: Chị Linh nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng. Cuối tháng 10 công ty chốt sổ BHXH cho chị và chị đã đi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, được nhận 3 tháng BHTN.
- 7/3/2022: Chị Linh sinh con.
Vậy chị Linh có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời:
Việc chị Linh có được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc vào việc chị đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Xem xét điều kiện hưởng chế độ thai sản của chị Linh như sau:
- Đã đảm bảo thời gian đóng BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
+ Chị Linh sinh con ngày 7/3/2022 nên thời gian 12 tháng trước khi sinh là từ tháng 3/2021 - tháng 2/2/2022.
+ Trong thời gian này chị Linh có đóng BHXH các tháng: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9/2021 (7 tháng) nên đủ điều kiện nhận tiền thai sản.
+ Chị Linh tiến hành nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đến cơ quan BHXH nơi đã đóng tiền BHXH để được giải quyết.
- Đối với NLĐ vẫn đang làm việc tại công ty thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, NLĐ có trách nhiệm phải nộp hồ sơ cho công ty.
(Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Đối với NLĐ đã nghỉ việc: Chủ động nộp hồ sơ đề nghị nhận tiền chế độ thai sản đến cơ quan BHXH, pháp luật không quy định thời hạn cụ thể trong trường hợp này.
Tiền thai sản khi sinh con gồm:
- Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con: = 02 lần x Mức lương cơ sở tại tháng sinh
(Thời điểm hiện tại = 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng)
- Tiền thai sản hàng tháng:
Tiền thai sản một tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu đăng ký BHTN phải nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm.
(Điều 46 Luật Việc làm 2013)
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng chế độ thai sản không mà chuyên mục bảo hiểm của Codon.vn tổng hợp và chia sẻ cho bạn đọc, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.