Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất

Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất

Đối với những gia đình đang có ý định sinh con thì không thể bỏ qua thông tin về chế độ thai sản. Đây là chế độ được áp dụng đối với cả lao động nữ và lao động nam đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Vậy mức hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện nay là gì? Chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

muc huong che do thai san moi nhat

Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia BHXH năm 2022

Mục Lục bài viết:
1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản.
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
3. Mức hưởng chế độ thai sản 2022.
3.1. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản.
3.2. Ví dụ về mức hưởng chế độ thai sản.
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản.
5. Thủ tục hưởng chế độ thai sản.
6. Có được hưởng đồng thời chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp không?

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản.

Theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, các đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người làm việc trong quân đội nhân dân, công an nhân dân trừ cá nhân phục vụ có thời hạn, học viên.

- Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

Như vậy, trong những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường không được áp dụng chế độ thai sản.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản?

Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

- Điều kiện 1: Người lao động tham gia BHXH và thuộc một trong các trường hợp:

+ Đối với lao động nữ: Lao động nữ mang thai; sinh con; mang thai hộ; người mẹ nhờ mang thai hộ; đặt vòng tránh thai.

+ Đối với lao động nam: Đang đóng BHXH có vợ sinh con.

+ Đối với cả NLĐ nam và nữ: Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; thực hiện biện pháp triệt sản.

- Điều kiện 2 (áp dụng với lao động nữ sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi): Đóng BHXH đủ thời gian quy định.

Đóng đủ ít nhất 06 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

Lao động nữ sinh con (đã đóng đủ ít nhất 12 tháng BHXH) khi mang thai phải nghỉ để dưỡng thai:

Đóng đủ ít nhất 03 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Để hiểu thêm về điều kiện thứ hai này, độc giả xem chi tiết tại Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản

muc huong che do thai san moi nhat 2

Điều kiện hưởng chế độ thai sản và cách tính tiền thai sản theo quy định mới

3. Mức hưởng chế độ thai sản 2022.

3.1. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản.

Dựa trên quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, để tính mức hưởng chế độ thai sản cần dựa vào các công thức tính như sau:

* Về trợ cấp thai sản (trợ cấp thay lương):

Theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội về mức hưởng chế độ thai sản, trong đó nêu rõ các mức trợ cấp như sau:

- Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con, nhận nuôi con nuôi:

Công thức tính: Mức trợ cấp = (Tổng tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh con, nhận nuôi con nuôi / 6) x 100% x số tháng nghỉ.

- Trợ cấp khi nghỉ việc đi khám thai, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:

Công thức tính: Mức trợ cấp = [Tổng tiền lương có 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản / (6 x 24)] x 100% x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp.

- Trợ cấp khi nghỉ việc thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

Công thức tính Mức trợ cấp = [Tổng tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản / (6 x 30)] x 100% x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp.

* Về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi:

Theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp khi sinh con hoặc nhận con nuôi:

Công thức tính:

Trợ cấp một lần/mỗi con = 2 x mức lương cơ sở = 2 x 1.490.000 đồng= 2.980.000 đồng/con.

Lưu ý: Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha cũng được trợ cấp một lần.

* Về trợ cấp khác:

Theo Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, có quy định về mức hưởng chế độ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau thai thai sản như sau:

Mức hưởng = 30% x mức lương cơ sở x số ngày nghỉ dưỡng.

Thông thường, chế độ thai sản thường gắn với lao động nữ, tuy nhiên, lao động nam cũng được hưởng chế độ này, để biết thêm thông tin, độc giả xem tại Chế độ thai sản cho chồng

3.2. Ví dụ về mức hưởng chế độ thai sản.

Chị Phương sinh con vào ngày 16/3/2020, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 10/2019 → 01/2020 (4 tháng): Mức lương đóng BHXH là 7.000.000 đồng.

- Từ tháng 2/2020 → 03/2020 (2 tháng): Mức lương đóng BHXH là 8.000.000 đồng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi chị Phương nghỉ việc = [(7.000.000 x 4) + (8.000.000 x 2)] / 6 = 7.333.333 đồng/tháng

Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con = 7.333.333 x 100% x 6 = 43.999.998 đồng.

Mức hưởng trợ cấp 1 lần= 2 x 1.490.000 đồng= 2.980.000 đồng.

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

* Lao động nữ sinh con

- Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con (bản sao).

- Giấy chứng tử của con nếu con chết; Giấy chứng tử của mẹ nếu sau khi sinh con mẹ chết (bản sao).

- Giấy xác nhận về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm con.

- Giấy xác nhận về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai. (Nếu cần).

- Văn bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao con (trường hợp mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ).

* Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai.

- Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

- Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính/bản sao).

* Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng.

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

* Lao động nam khi vợ sinh con

- Giấy chứng sinh/giấy khai sinh (bản sao).

- Sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Giấy xác nhận của cơ sở y tế.

5. Thủ tục hưởng chế độ thai sản.

Thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Thời hạn: 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Nếu thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.

Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH

Thời hạn: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời hạn:

- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động.

- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động trong trường hợp họ thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi.

Để biết rõ nhận chế độ thai sản, độc giả theo dõi tại Thủ tục hưởng chế độ thai sản

6. Có được hưởng đồng thời chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp hay không?

Câu trả lời: Có.

Đây là hai chế độ độc lập được áp dụng đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện của cả hai chế độ thì người lao động được hưởng đồng thời.

Có thể thấy rằng, nội dung về chế độ thai sản nói chung và mức hưởng chế độ thai sản nói riêng khá phức tạp, tuy nhiên, việc hiểu rõ về nó là điều quan trọng, đặc biệt đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo quyền lợi để khắc phục những khó khăn trong thời gian thai sản của mình.

Bài liên quan