Mức đóng BHXH bắt buộc 2022, tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp, người lao động

Mức đóng BHXH bắt buộc

Tham gia BHXH bắt buộc là nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng khi giao kết hợp đồng. Vậy hiện nay mức đóng BHXH bắt buộc được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin.

muc dong bhxh bat buoc

Chi tiết mức đóng BHXH, tỷ lệ đóng BHXH 2022

Mục Lục bài viết:
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.1. Người lao động.
1.2. Người sử dụng lao động.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
2.2. Mức đóng BHXH bắt buộc.
2.1. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ thai sản.
2.2. Các chế độ thai sản
3. Các chế độ BHXH bắt buộc.
4. Các câu hỏi thường gặp.
4.1. Nghỉ thai sản có phải đóng BHXH bắt buộc không?
4.2. Có thể thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc được không?
4.3. Làm việc tại nhiều công ty thì đóng BHXH thế nào?

* Danh mục từ viết tắt:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- NLĐ: Người lao động

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1. Người lao động

NLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- NLĐ là công dân Việt Nam

+ Người làm việc theo các loại HĐLĐ có thời hạn và không thời hạn, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

- NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

+ Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

+ Và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Trừ trường hợp NLĐ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.

muc dong bhxh bat buoc 2

Chi tiết đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định Luật BHXH 2014

1.2. Người sử dụng lao động

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Khi đóng BHXH, NLĐ thực hiện đóng vào các quỹ hưu trí, tử tuất; ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc đóng BHXH bắt buộc có mức đóng được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ.

Lưu ý: Tiền lương hay tiền công lao động được hiểu là giá trị bằng tiền của sức lao động tính theo đơn vị thời gian hay đơn vị sản phẩm tạo thành. Để hiểu rõ hơn về tiền công lao động theo quan điểm của C.Mác, bạn đọc có thể tham khảo định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.

2.2. Mức đóng BHXH bắt buộc

a. Mức đóng của người lao động

muc dong bhxh bat buoc 3

Chi tiết mức đóng BHXH của người lao động

b. Mức đóng của người sử dụng lao động

muc dong bhxh bat buoc 4

Mức đóng bảo hiểm xã hội 2022 của doanh nghiệp

Để tiện so sánh, tra cứu số tiền đóng của từng loại hình bảo hiểm, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chia sẻ mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất của chúng tôi.

3. Các chế độ BHXH bắt buộc

Theo Bảo hiểm xã hội 2014 thì các chế độ của BHXH bắt buộc gồm:

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Hưu trí;

- Tử tuất.

Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của cá nhân, người tham gia BHXH cần nắm được công thức tính BHXH cho các chế độ thai sản, lương hưu, ốm đau, tai nạn lao động...., theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi tiết vấn đề này, mời bạn tham khảo trong bài chia sẻ cách tính BHXH để có thêm thông tin.

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Nghỉ thai sản có phải đóng BHXH bắt buộc không?

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì thời gian nghỉ thai sản, NLĐ không phải đóng BHXH bắt buộc, tuy nhiên thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.

4.2. Có thể thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc được không?

NLĐ ký hợp đồng lao động có thời hạn 02 năm với công ty, muốn thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc với công ty được không?

Trả lời:

- Theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì NLĐ làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn là đối tượng phải tham gia BHTN.

- Và theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, NSDLĐ có nghĩa vụ thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHTN, BHYT và bảo hiểm khác cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, NLĐ không thể thỏa thuận không đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 39 Nghị định 22/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

4.3. Làm việc tại nhiều công ty thì đóng BHXH thế nào?

Theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ làm việc, giao kết HĐLĐ với nhiều công ty thì chỉ đóng BHXH đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức đóng BHXH bắt buộc mà chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn muốn thông tin đến bạn đọc. Hãy đọc thật kỹ những thông tin trong bài viết này để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình khi tham gia vào thị trường lao động bạn nhé.

Bài liên quan