Tổng hợp các mức phạt về BHXH theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Tổng hợp các mức phạt về BHXH

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh dành cho các cá nhân có đóng góp một nguồn tài chính nhất định vào quỹ. Chính vì điều này dẫn đến các hành vi vi phạm trong bảo hiểm xã hội rất đa dạng và việc tổng hợp các mức phạt về BHXH là điều cần thiết. Chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn sẽ giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm quy định về vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

tong hop cac muc phat ve bhxh

Không đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không? Tổng hợp mức phạt hành chính về BHXH theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Mục Lục bài viết:
1. Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
2. Người sử dụng lao động vi phạm về BHXH thì xử phạt thế nào?
2.1. Các mức phạt cố định.
2.2. Các mức phạt tính với mỗi người lao động bị vi phạm.
2.3. Mức phạt tính bằng tỷ lệ phần trăm số tiền đóng/hưởng BHXH.
3. Vi phạm về BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xã hội.

* Danh mục từ viết tắt:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- NLĐ: Người lao động.

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.

- VPHC: Vi phạm hành chính.

- TNHS: Trách nhiệm hình sự.

1. Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Căn cứ vào các Điều 39, 40, 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức xử phạt ứng với các hành vi vi phạm của người lao động bao gồm:

* Mức 1: Phạt tiền từ 500 nghìn - 01 triệu đồng.

- Hành vi vi phạm:

+ Thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không đóng BHXH, đóng không đúng đối tượng hoặc không đúng mức. Xem chi tiết tại bài viết có được thỏa thuận không đóng BHXH hay không?

* Mức 2: Phạt tiền từ 01 triệu - 02 triệu đồng.

- Hành vi vi phạm:

+ Kê khai không đúng sự thật/sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật thông tin liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người lao động chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thực hiện một trong hai hành vi trên về BHXH.

tong hop cac muc phat ve bhxh 2

Mức phạt xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội

2. Người sử dụng lao động vi phạm về BHXH thì xử phạt thế nào?

So với người lao động, người sử dụng lao động có nhiều hành vi vi phạm hơn, mức xử phạt cũng cao hơn rất nhiều. Cũng tại các Điều 39, 40, 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm về BHXH như sau:

2.1. Các mức phạt cố định.

* Mức 1: Phạt tiền từ 01 triệu - 03 triệu đồng.

- Hành vi vi phạm:

+ Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH hằng năm cho NLĐ do cơ quan BHXH cung cấp.

+ Không cung cấp/cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH của NLĐ khi họ hoặc công đoàn yêu cầu.

* Mức 2: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng.

+ NSDLĐ không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị.

* Mức 3: Phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng.

+ NSDLĐ không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

* Mức 4: Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng.

+ Trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS.

2.2. Các mức phạt tính với mỗi người lao động bị vi phạm.

Các mức phạt được đưa ra dưới đây được tính với mỗi người lao động bị vi phạm nhưng mức phạt tối đa áp dụng với NSDLĐ là 75 triệu đồng.

* Mức 1: Phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng.

+ Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng BHXH để trục lợi nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS.

* Mức 2: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng.

+ Không lập hồ sơ đóng BHXH bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, tuyển dụng.

Hành vi này có thể tồn tại dưới dạng "chậm đăng ký BHXH" - độc giả quan tâm có thể theo dõi tại công văn giải trình về việc chậm đăng ký BHXH

+ Không lập danh sách NLĐ/không lập hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn theo quy định tại Luật BHXH 2014.

+ Không trả sổ BHXH cho NLĐ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả sổ theo quy định của pháp luật.

+ Không giới thiệu người suy giảm lao động để xác định điều kiện hưởng lương hưu đi khám giám định suy giảm khả năng lao động.

2.3. Mức phạt tính bằng tỷ lệ phần trăm số tiền đóng/hưởng BHXH.

Lưu ý: Mức phạt tối đa 75 triệu đồng.

- 12% - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính:

+ Chậm đóng BHXH bắt buộc.

+ Đóng BHXH không đúng mức đóng BHXH bắt buộc mà không phải trốn đóng.

+ Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện mà không phải trốn đóng.

+ Chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ.

- 18% - 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính:

+ NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS.

tong hop cac muc phat ve bhxh 3

Tổng hợp mức phạt hành chính về BHXH

- 18% - 20% tổng số tiền hưởng BHXH của NLĐ mà NSDLĐ chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản VPHC:

+ NSDLĐ chiếm dụng tiền hưởng BHXH của NLĐ.

3. Vi phạm về BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Vi phạm về BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 214 hoặc tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

- Trong đó, đối với tội gian lận, hình phạt cao nhất có thể là phạt tù lên đến 10 năm và tội trốn đóng BHXH hình phạt cao nhất là 07 năm tù; pháp nhân thương mại phạm tội có thể sẽ bị phạt tiền lên đến 03 tỷ đồng.

4. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xã hội.

Trục lợi bảo hiểm xã hội là mục đích mà nhiều người sử dụng lao động hướng đến, để đạt được mục đích này, NSDLĐ thực hiện các hành vi như:

- Làm giả, làm sai lệch hồ sơ hưởng BHXH.

- Trốn đóng BHXH.

- Khai khống lương tháng đóng BHXH,...

Thực tế, mỗi hành vi vi phạm được nêu ở mục 3 đều nhằm hướng đến những mục đích nhất định, trong đó có trục lợi bảo hiểm xã hội.

Tổng hợp các mức phạt về BHXH được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cần tuân thủ quy định để không bị xử phạt, người lao động cần nắm rõ mức phạt để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Bài liên quan