Mức phạt các vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp

Mức phạt các vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp

Đối với những hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị xử lý vi phạm tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, tại chuyên mục Bảo hiểm sẽ tổng hợp mức phạt các vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp.

muc phat cac vi pham ve bhxh bat buoc bhyt bhtn thuong gap

Tổng hợp các mức phạt hành chính về BHXH, BHTN mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
1.1. Đối với người lao động.
1.2. Đối với người sử dụng lao động.
1.3. Đối với cá nhân, tổ chức khác.
2. Vi phạm về BHXH có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

* Danh mục từ viết tắt:

- NLĐ: Người lao động.

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.

- BHYT: Bảo hiểm y tế

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.

1. Mức phạt vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp.

Tổng hợp các mức phạt hành chính về đóng BHXH, BHYT, BHTN được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể tại các Điều 39, 40, 41 quy định như sau:

1.1. Đối với người lao động.

Mức phạt vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp đối với NLĐ:

- Phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi: thỏa thuận với NSDLĐ về việc không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định (Điểm a Khoản 1 Điều 39).

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với những hành vi:

+ NLĐ kê khai không đúng sự thật, sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng các chế độ từ BHXH, BHTN, BHYT nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm khi đã tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

+ Người đang hưởng BHTN nhưng không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm khi: (1) đã có việc làm; (2) khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; (3) khi hưởng lương hưu hàng tháng; (4) khi đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên (Khoản 1 Điều 40)

muc phat cac vi pham ve bhxh bat buoc bhyt bhtn thuong gap 2

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm: BHX, BHYT, BHTN đối với NLĐ

1.2. Đối với người sử dụng lao động.

Tổng hợp mức phạt hành chính về BHXH, BHTN đối với NSDLĐ được quy định tại Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

- TH1: Mức phạt đối với hành vi vi phạm về đóng BHXH, BHTN:

+ Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng khi:

(1) NSDLĐ không niêm yết, công khai các thông tin về đóng BHXH cho NLĐ do cơ quan BHXH cung cấp.

(2) Không cung cấp/cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi có yêu cầu của NLĐ hoặc tổ chức công đoàn.

- TH2: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng khi:

(1) Vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.

Để biết được thêm về trình tự, thủ tục, điều kiện hưởng BHTN, bạn đọc có thể tham khảo bài viết thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- TH3: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng khi: NSDLĐ không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

- TH4: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng ) khi:

(1) NSDLĐ chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

(2) NSDLĐ đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là hành vi trốn đóng BHXH, BHTN.

(3) NSDLĐ đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia mà không phải là trốn đóng.

(4) NSDLĐ có hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN của NLĐ.

- TH5: Phạt tiền từ 18% - 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (không quá 75 triệu đồng) khi NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia theo quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp NSDLĐ không đóng BHXH sẽ dẫn đến những bất lợi cho NLĐ và NLĐ sẽ không được hưởng những chế độ từ bảo hiểm như: Chế độ thai sản, chế độ hưởng BHXH 1 lần...

- TH6: Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng khi:

(1) NSDLĐ trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho NLĐ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(2) NSDLĐ có hành vi sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- TH7: Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.

Ngoài ra, khi vi phạm những hành vi nêu trên, ngoài hình thức phạt tiền thì NSDLĐ còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung (áp dụng đối với các trường hợp 5,6,7 nêu trên) đó là:

- Buộc phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật.

- Về tiền lãi: NSDLĐ phải nộp khoản tiền lãi = 02 lần mức lãi suất từ đầu tư gây quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm/không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng.

+ Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BHTN: NSDLĐ có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng BHXH, BHTN để trục lợi chế độ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng) (Căn cứ Khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

=> Mức phạt này áp dụng xử phạt trục lợi bảo hiểm thai sản - đây là hành vi phổ biến hiện nay.

- Mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định khác về BHXH, BHTN được quy định tại Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP áp dụng đối với NSDLĐ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ TH1: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ (không quá 75 triệu đồng) và NSDLĐ phải trả chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định khi NSDLĐ có hành vi: Không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan BHXH chuyển đến.

+ TH2: Phạt tiền từ 18% - 20% tổng số tiền hưởng BHXH bắt buộc của NLĐ mà NSDLĐ đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (không quá 75 triệu đồng) đối với NSDLĐ có hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH bắt buộc của NLĐ. Ngoài ra, NSDLĐ phải hoàn trả cho NLĐ số tiền hưởng BHXH buộc đã chiếm dụng và khoản tiền lãi của số tiền này (tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt).

+ TH3: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của NSDLĐ khi có biến động, sự thay đổi về lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

+ TH4: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có 01 trong các hành vi sau đây:

(1) Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ/HĐLV hoặc tuyển dụng.

(2) Không lập hồ sơ tham gia BHTN cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ/HĐLV có hiệu lực.

(3) Không lập danh sách NLĐ/không lập hồ sơ/không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định của pháp luật.

(4) Không giới thiệu NLĐ thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa.

(5) Không trả sổ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

+ TH5: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với NSDLĐ khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, NSDLĐ phải nộp lại cho cơ quan BHXH số tiền hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề không sử dụng hết so với phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.3. Đối với các cá nhân, tổ chức khác.

Đối với những sai phạm trong bảo hiểm xã hội của các cá nhân, tổ chức khác được quy định như sau:

- Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng và đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 - 03 tháng đối với: tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi (Khoản 8, 9 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề (không quá 150 triệu đồng) và buộc thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà NLĐ tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề: đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động được hỗ trợ học nghề (Điểm a Khoản 5, Khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề (không quá 150 triệu đồng) và buộc nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan BHXH: đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hành vi thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Căn cứ Điểm b Khoản 5, Khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

2. Vi phạm về BHXH có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Có thể thấy mức phạt vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp gồm có: phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ tại các Điều 214, 215, 216 Bộ luật hình sự 2015, đối với hành vi gian lận, trốn đóng thuế BHXH bắt buộc, BHTN thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định.

Theo đó:

- Mức phạt đối với tội gian lận BHXH, BHTN (Điều 214 BLHS):

+ Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Khung 2: Bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

+ Khung 3: Bị phạt tù từ 05 - 10 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

- Mức phạt đối với tội gian lận BHYT (Điều 214 BLHS):

+ Khung 1: Bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Khung 2: Bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm

+ Khung 3: Bị phạt tù từ 05 - 10 năm:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

- Mức phạt trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ (Điều 216 BLHS):

+ Khung 1 : Bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Khung 2: Bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng/ phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm

+ Khung 3: Bị phạt tiền từ 500 triệu - 01 tỷ đồng/bị phạt tù từ 02 - 07 năm

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, thì bị phạt như sau:

+ Khung 1: Bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng.

+ Khung 2: Bị phạt tiền từ 500 triệu đồng 01 tỷ đồng.

+ Khung 3: Bị phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng.

Trên đây là tổng hợp mức phạt các vi phạm về BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thường gặp. Có thể thấy hiện nay, pháp luật đã tăng mức phạt với nhiều vi phạm về BHXH bắt buộc nhằm có tính ngăn chặn, răn đe đối với những hành vi vi phạm này.

Liên quan đến lĩnh vực này, mời bạn đọc theo dõi thêm tại bài viết các mức phạt về BHXH để nắm được rõ hơn quy định của pháp luật về xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm.

Bài liên quan