Ngày, tháng, năm sinh là thông tin được ghi nhận trong sổ BHXH, tuy nhiên, vì một vài lý do, mà thông tin này có thể bị sai sót hay không trùng với các giấy tờ khác. Vậy, thủ tục điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH được thực hiện như thế nào? Chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn sẽ trả lời cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Muốn sửa sai năm sinh ở sổ BHXH phải làm thế nào? Hướng dẫn thay đổi ngày tháng năm sinh trên sổ BHXH theo quy định mới
- Hiện nay, khi thực hiện tra cứu BHXH, nhiều người phát hiện thông tin bảo hiểm xã hội của mình bị sai sót như sai ngày/tháng/năm sinh, một số trường hợp bị sai tên (như Thùy thành Thúy).
- Căn cứ vào quy định tại Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017, sai năm sinh là một trong các trường hợp phải cấp lại sổ BHXH, bên cạnh đó, việc thay đổi họ, tên, chữ đệm; giới tính, dân tộc, quốc tịch cũng phải cấp lại sổ BHXH.
- Sai năm sinh được nhận định thông qua việc ngày, tháng, năm sinh CMND không khớp với BHXH.
- Việc cấp lại sổ BHXH được thực hiện với cả bìa và tờ rời. Cấp lại sổ BHXH sẽ không làm thay đổi cách tính BHXH của người lao động.
Sai ngày tháng năm sinh trên sổ BHXH phải làm sao? Muốn sửa sai năm sinh ở sổ BHXH phải làm thế nào
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có thể trực tiếp thực hiện thủ tục điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH hoặc thông qua người sử dụng làm động.
Tại Điều 27 và hướng dẫn tại Phụ lục 1, Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 quy định:
- Nếu người lao động thực hiện thủ tục, thì chuẩn bị giấy tờ gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS Quyết định 595).
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
- Nếu người sử dụng lao động thực hiện thủ tục, thì bên cạnh các giấy tờ nêu trên, người sử dụng lao động còn phải có thêm "Bảng kê thông tin" - Mẫu D01 - TS Quyết định 595.
- Thẩm quyền cấp lại: BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh trực tiếp thu.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt tối đa 45 ngày nếu phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc.
Liên quan đến việc cấp lại sổ BHXH, người đọc có thể xem thêm bài viết thủ tục xin cấp lại sổ BHXH bị rách bìa
Điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. Bấm truy cập nhanh Tại đây
- Bước 2: Kích chọn "Đăng nhập", ấn chọn "kê khai hồ sơ".
Điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH online
- Bước 3: Đăng nhập.
Nhập mã số BHXH, nhập mật khẩu, nhập mã kiểm tra và kích chọn "Đăng nhập".
- Bước 4: Chọn mục "Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin".
Điền thông tin trong tờ khai, tải file hồ sơ như đã nêu ở mục 2, nhập mã kiểm tra và bấm chọn "xác nhận" để hoàn thành thủ tục.
Sổ BHXH sẽ được cấp cho người tham gia theo đúng thời hạn được quy định.
Sổ BHXH là giấy tờ quan trọng để người lao động thực hiện thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, vì vậy khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho họ.
Thủ tục điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH là khá đơn giản, thời gian giải quyết nhanh chóng, vì vậy, khi có sự điều chỉnh về năm sinh, thì người tham gia cần chủ động thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Có nhiều thông tin thay đổi buộc phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trong thời gian gần đây khi nhà nước đã và đang thực hiện làm căn cước công dân gắn chíp, thì nhiều người thắc mắc rằng thay đổi số chứng minh thì có cần làm lại sổ BHXH không? câu trả lời có trong bài viết làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không