Làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không?

Làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không?

Kể từ ngày 23/1/2021, người dân được đổi từ CMND, CCCD mã vạch sang căn cước công dân gắn chíp. Điều này dẫn đến những mối lo ngại về vấn đề hưởng chính sách hay phải thay đổi một số giấy tờ liên quan khác, trong đó có sổ BHXH, thẻ BHYT. Vậy làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không? Căn cứ theo quy định của Luật BHXH 2014, tại chuyên mục CCCD của Codon.vn giải đáp thắc mắc của bạn đọc như sau.

lam can cuoc cong dan gan chip co phai doi so bhxh the bhyt khong

Làm CCCD gắn chip có phải đổi mới sổ BHXH, thẻ BHYT không? Hướng dẫn cách thay đổi số CCCD trên sổ BHXH online

Mục Lục bài viết:
1. Đổi CCCD gắn chíp có cần đổi sổ BHXH không?
2. Thủ tục thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm

Chú ý: Cùng với giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CCCD là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của công dân Việt Nam. Nếu chưa có nhiều thông tin về đặc điểm, chức năng, quy cách thiết kế của loại giấy tờ này, bạn đọc có thể bấm xem thêm thông tin trong bài viết này từ wikipedia.org.

1. Đổi CCCD gắn chíp có cần đổi sổ BHXH không?

Lưu ý: Số CMND/CCCD là thông tin bắt buộc phải được ghi trên bìa sổ BHXH theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH/2015, nhưng số CMND/CCCD lại không được thể hiện trên thẻ BHYT.

Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chỉ trả lời cho câu hỏi: Làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH hay không?

Người dân không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp nếu không thuộc trường hợp luật định và khi đổi sang CCCD gắn chíp có thể có hoặc không làm thay đổi số CCCD/CMND.

- Trường hợp đổi sang CCCD gắn chíp mà không làm thay đổi số CMND/CCCD thì người tham gia BHXH không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào liên quan đến Sổ BHXH.

- Trường hợp chuyển từ CMND 09 số sang CCCD gắn chíp 12 số thì cần chú ý như sau:

+ Căn cứ vào Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 và Quyết định 505/QĐ-BHXH/2020 Điều 1 Khoản 31. Sổ BHXH chỉ được cấp lại, đổi trong trường hợp: Mất, hỏng, gộp sổ, thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc và quốc tịch.

+ Đồng thời, theo hướng dẫn tại Công văn 3835/BHXH-CST/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định nếu người tham gia BHXH có thay đổi nội dung về số chứng minh nhân dân thì không cấp lại sổ BHXH.

Như vậy, làm căn cước công dân gắn chíp dẫn đến thay đổi số CMND thì không phải cấp lại sổ BHXH.

+ Tuy nhiên, mối quan hệ giữa số CMND/CCCD với sổ BHXH là tiêu thức quản lý. Do vậy, người tham gia BHXH phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH.

lam can cuoc cong dan gan chip co phai doi so bhxh the bhyt khong 2

Làm CCCD gắn chíp có phải đổi sổ BHXH không?

Cùng với sổ BHXH, đổi từ CMND lên CCCD gắn chip, người dân sẽ cần điều chỉnh thông tin của một số giấy tờ cá nhân như hộ chiếu, thông tin tại ngân hàng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... Thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thay đổi và thủ tục, trình tự thực hiện, bạn đọc có thể xem thêm bài viết những giấy tờ cần sửa đổi khi đổi CMND sang CCCD gắn chíp của Codon.vn.

2. Thủ tục thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm.

Để thay đổi số CMND trên sổ BHXH, người tham gia BHXH thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH/2017 và hướng dẫn thủ tục chi tiết tại Quyết định 222/QĐ-BHXH/2021. Cụ thể như sau:

Bước 1: Người tham gia BHXH chuẩn bị hồ sơ.

- Thành phần hồ sơ gồm có:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595).

Link tải:

Lưu ý: Số CMND gắn chíp được cơ quan có thẩm quyền cấp được ghi tại Mục số "[14]".

+ Thẻ Căn cước công dân gắn chíp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại đơn vị, cơ quan có trách nhiệm thu.

- Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu: Nếu người tham gia BHXH đang làm việc.

- Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu: Nếu người tham gia BHXH theo diện tự nguyện hoặc hộ gia đình.

Bước 3: Trường hợp hồ sơ được nộp tại người sử dụng lao động, thì đơn vị có trách nhiệm xác nhận từ khai và kê khai hồ sơ liên quan, sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh hoặc huyện.

Bước 4: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tính từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ là 05 ngày.

Bước 5: Nhận kết quả là sổ BHXH đã được thay đổi số CCCD.

Chi tiết về Thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD mời bạn đọc tham khảo bài viết này của Codon.vn

Lưu ý: Việc không thay đổi số CCCD gắn chíp không làm ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ BHXH của người tham gia. Các cơ quan có thẩm quyền không được lấy lý do không trùng khớp số CMND trên sổ BHXH và CCCD để từ chối giải quyết hồ sơ hưởng chế độ cho người tham gia BHXH, BHTN.

lam can cuoc cong dan gan chip co phai doi so bhxh the bhyt khong 3

Trình tự thủ tục, cách cập nhật thẻ căn cước trên BHXH

Tương tự, Thông tư 105/2020/TT-BTC cũng quy định về thời hạn nộp hồ sơ, trình tự thay đổi thông tin đăng ký thuế khi đổi sang CCCD gắn chíp. Thông tin pháp luật về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài thay đổi thông tin đăng ký thuế khi đổi sang CCCD gắn chíp thế nào, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

Thắc mắc làm căn cước công dân gắn chíp có phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT không đã được Codon.vn giải đáp. Dễ thấy, làm căn cước công dân gắn chíp không phải đổi sổ BHXH, thẻ BHYT là quy định làm hạn chế thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm mà vẫn không làm mất đi quyền và lợi ích của người lao động tham gia BHXH, BHYT.

Nếu trong trường hợp công dân làm Mất CCCD gắn chíp và không thể thực hiện được những thủ tục liên quan đến bảo hiểm, thì công dân phải đến cơ quan có thẩm quyền để cấp lại căn cước công dân theo quy định của pháp luật. 

Bài liên quan