Để đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện phải chấp hành những quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Chi tiết các mức phạt các lỗi giao thông thường gặp theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau.
Mức phạt Nghị định 100/2019/NĐ-CP cho các lỗi giao thông thường gặp
Căn cứ Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt đối với những lỗi thường gặp bao gồm:
* Không xi nhan khi chuyển làn:
- Đối với xe máy: phạt từ 100-200 nghìn đồng.
- Đối với ô tô:
+ Phạt từ 400 - 600 nghìn đồng
+ Nếu người điều khiển ô tô không xi nhan khi chuyển làn trên đường cao tốc thì bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 01 - 03 tháng
* Lỗi không xi nhan khi chuyển hướng:
- Đối với xe máy: không xi nhan khi chuyển hướng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng
- Đối với ô tô: không xi nhan khi chuyển hướng bị phạt từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng.
Chi tiết các mức phạt lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng mức phạt lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng của xe máy, ô tô theo Nghị định 100/2020 đã được Codon.vn chia sẻ trong link bài viết này. Bạn đọc vui lòng bấm vào link để tì hiểu mức phạt chi tiết cho từng trường hợp.
* Đối với xe máy: chạy vượt quá tốc độ quy định:
- Từ 05-10 km/h: phạt từ 300-400 nghìn đồng.
- Từ 10-20 km/h: phạt từ 800-1 triệu đồng + Tước bằng từ 01-03 tháng.
+ Trên 20 km/h: phạt từ 4-5 triệu đồng + Tước bằng từ 02 - 04 tháng.
* Đối với ô tô: chạy vượt quá tốc độ quy định:
+ Từ 05-10 km/h: phạt từ 800.000 đồng -1 triệu đồng.
+ Từ 10-20 km/h: phạt từ 2-3 triệu đồng + Tước bằng từ 01-03 tháng.
+ Từ 20-35 km/h: phạt từ 6-8 triệu đồng + Tước bằng từ 02-04 tháng.
+ Trên >35 km/h: phạt từ 10-12 triệu đồng + Tước bằng từ 01-03 tháng.
Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp: lỗi chạy quá tốc độ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với ô tô, xe máy
- Đối với xe máy: phạt từ 800.000 nghìn - 1 triệu đồng và tước bằng từ 01-03 tháng.
- Đối với ô tô: phạt từ 4-6 triệu đồng và tước bằng từ 01-03 tháng/ từ 02-04 tháng nếu gây tai nạn.
* Đối với xe máy:
+ Phạt từ 400-600 nghìn đồng.
+ Phạt từ 4-5 triệu đồng nếu gây tai nạn giao thông + Tước bằng lái từ 02-04 tháng.
* Đối với ô tô:
+ Phạt từ 3-5 triệu đồng + Tước bằng lái từ 01-03 tháng.
+ Phạt từ 10 -12 triệu đồng + Tước bằng lái từ 02-04 tháng.
Đối với xe máy: phạt từ 400-600 nghìn đồng.
* Đối với xe máy:
+ Phạt từ 1-2 triệu đồng + Tước bằng lái từ 01-03 tháng.
+ Phạt từ 4 - 5 triệu đồng nếu gây tai nạn giao thông + Tước bằng từ 02-04 tháng.
* Đối với ô tô:
+ Phạt từ 3-5 triệu đồng và tước bằng từ 02-04 tháng.
+ Phạt từ 10 - 12 triệu đồng và tước bằng từ 02-04 tháng trong trường hợp người điều khiển ô tô đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông.
+ Phạt từ 16 -18 triệu đồng và tước bằng từ 05-07 tháng nếu người điều khiển ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc.
* Đối với xe máy: phạt từ 400 - 600 nghìn đồng và tước bằng lái từ 01-03 tháng.
* Đối với ô tô: phạt từ 2 - 3 triệu đồng và tước bằng lái từ 01-03 tháng.
* Đối với xe máy: phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng và tước bằng lái từ 01-03 tháng đối với trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang lái xe.
* Đối với ô tô:
+ Phạt từ 2 - 3 triệu đồng + Tước bằng lái từ 01 - 03 tháng đối với trường hợp người điều khiển ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi lái xe.
+ Phạt từ 2 - 3 triệu đồng + Tước bằng lái từ 02-04 tháng đối với trường hợp người điều khiển ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi lái xe và gây tai nạn.
Mức phạt vi phạm sử dụng thiết bị di động khi đang điều khiển xe đang chạy trên đường theo Nghị định 100/2019
* Đối với xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương chiếu hậu nhưng có tác dụng thì bị phạt từ 100 -200 nghìn đồng.
* Đối với ô tô: phạt từ 300 - 400 nghìn đồng.
* Đối với xe máy:
+ Phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh <175>
+ Phạt từ 4 - 5 triệu đồng đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
* Đối với ô tô: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Lưu ý: Bên cạnh loại giấy phép lái xe được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, giấy phép lái xe quốc tế cũng được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp cho những cá nhân có nhu cầu. Với loại giấy phép lái xe này, bạn có thể sử dụng để điều khiển xe cá nhân tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới có công nhận loại giấy phép này. Chi tiết thông tin về giấy phép lái xe quốc tế đã được wikipedia.org chia sẻ, mời bạn đọc tìm hiểu thêm qua bài viết này.
- Đối với xe máy: phạt từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng.
- Đối với ô tô: phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
- Nồng độ cồn nhỏ hơn 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở:
+ Đối với xe máy: phạt từ 2 - 3 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 10 - 12 tháng.
+ Đối với ô tô: phạt từ 6 - 8 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 10 - 12 tháng.
- Nồng độ cồn > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc > 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
+ Đối với xe máy: phạt từ 4 - 5 triệu đồng và tước bằng lái từ 16 -18 tháng.
+ Đối với ô tô: phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước bằng lái từ 16 -18 tháng.
- Nồng độ cồn > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở:
+ Đối với xe máy: phat từ 4 - 6 triệu đồng và ước bằng lái từ 22 - 24 tháng.
+ Đối với ô tô: phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước bằng lái từ 22 - 24 tháng.
Mức phạt lỗi nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở cao hơn ngưỡng cho phép
Mức phạt các lỗi vi phạm ô tô, xe máy khi nồng độ cồn trong máu, hơi thở quá mức cho phép Chi tiết về mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định chi tiết tại Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019. Bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để xem thêm mức phạt cũng như cách xử phạt hành chính khi chủ phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở.
Khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bị xử phạt thì có thể nộp phạt theo những cách sau:
- Cách 1: Nộp phạt trực tiếp tại chỗ: áp dụng đối với trường hợp người vi phạm bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 250 nghìn đồng với cá nhân, 500 nghìn đồng với tổ chức.
- Cách 2: Nộp phạt bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản của Kho bạc nhà nước (trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt).
- Cách 3: Nộp phạt tại bưu điện.
- Cách 4: Nộp phạt tại ngân hàng thương mại.
- Cách 5: Nộp phạt online tại Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trên đây là các hành vi vi phạm giao thông và các mức phạt các lỗi giao thông thường gặp theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, khi lưu thông trên đường, mọi người cần lưu ý những lỗi này để tránh bị phạt cũng như đảm bảo sự an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.