Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có nhiều trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bị xử phạt. Vậy mức phạt vi phạm hợp đồng hiện nay là bao nhiêu? Các bên có được tự do thỏa thuận mức phạt này không?
Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng khi nào? Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất
- Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ. Trong hợp đồng, các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản không trái với quy định của pháp luật, trong đó có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng.
- Theo đó, theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng: bên vi phạm nghĩa vụ, thực hiện hoặc không thực hiện những điều đã thỏa thuận thì có thể bị phạt vi phạm hợp đồng (thông thường sẽ phạt tiền).
- Việc phạt vi phạm hợp đồng sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Tập hợp tất cả các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng được quy định chi tiết trong chế định hợp đồng trong Luật dân sự Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, nội dung, cách phân loại của thuật ngữ này, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết này trên wikipedia.org.
Đối với mỗi loại hợp đồng thì mức phạt vi phạm có thể khác nhau, sau đây là mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng cụ thể.
Hợp đồng dân sự là hợp đồng rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc chịu phạt vi phạm hợp đồng như sau:
+ Bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại.
+ Bên vi phạm nghĩa vụ vừa phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
+ Nếu có thỏa thuận phạt vi phạm, không thỏa thuận vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại => Bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
- Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về mức phạt vi phạm tối đa được áp dụng. Do đó các bên được tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng.
Tương tự,
Điều 300, Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng thương mại.
- Việc phải vi phạm hợp đồng thương mại áp dụng nếu hợp đồng có thỏa thuận.
- Phạt vi phạm hợp đồng được trả bằng một khoản tiền.
- Mức phạt tối đa được áp dụng: 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Các trường hợp được miễn trách nhiệm, không phải chịu tiền phạt vi phạm gồm:
+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng như: thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn,...
+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Cùng với hợp đồng chính thức, các nội dung cần thay đổi, điều chỉnh theo thỏa thuận của 2 bên sẽ được thể hiện trên phụ lục hợp đồng (loại văn bản được ký kết và ban hành song song với hợp đồng chính thức và được pháp luật công nhận). Để hiểu rõ hơn về các nội dung thể hiện trên phụ lục hợp đồng và cách lập, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết chia sẻ mẫu phụ lục hợp đồng mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung phạt vi phạm hợp đồng xây dựng.
- Theo đó, phạt hợp đồng xây dựng phải được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
- Ngoài ra, Luật Xây dựng còn giới hạn mức phạt tối đa đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước là 12% giá trị phần hợp đồng vi phạm.
- Mức phạt tối đa đối với hợp đồng xây dựng không sử dụng vốn nhà nước, Luật Xây dựng lại chưa có quy định cụ thể.
- Ngoài mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài chịu phạt vi phạm hợp đồng như đã thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng có thể phải bồi thường thiệt hại, theo đó:
- Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận vừa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- Nếu có thỏa thuận phạt vi phạm, nhưng không thỏa thuận vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.
- Nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
- Theo Điều 302 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
- Giá trị bồi thường thiệt hại: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp + Khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây (trừ các trường hợp miễn trách nhiệm):
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Có thiệt hại thực tế;
+ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
- Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
+ Chất lượng công việc không bảo đảm như hợp đồng thỏa thuận; kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu;
+ Do bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
- Bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận thầu nếu:
+ Do bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
+ Cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng thỏa thuận nên phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
+ Cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác không đúng thời gian và yêu cầu;
+ Chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại của hợp đồng xây dựng
Xin hỏi: Trong hợp đồng thương mại, cụ thể là hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các bên thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 10% phần hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên luật lại quy định mức tối đa là 8% thì áp dụng thế nào?
Trả lời:
- Trường hợp này sẽ áp dụng mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa 8% phần hợp đồng vi phạm theo quy định của Luật Thương mại 2005.
- Các bên được thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại, tuy nhiên vẫn phải tuân theo mức giới hạn mà pháp luật quy định. Nếu có thỏa thuận quá mức tối đa pháp luật quy định thì chỉ được áp dụng mức phạt vi phạm tối đa là 8%.
- Hợp đồng xây dựng công ty tôi và công ty TNHH tư vấn xây dựng An Khang ký kết có 3 phụ lục. Khi hoàn thành xong công việc tại cả 3 phụ lục sẽ được trả phần chi phí còn lại (hiện tại chúng tôi đã thanh toán trước 30% chi phí).
- Chúng tôi thỏa thuận nếu có vi phạm thì chịu phạt vi phạm là 5%.
- Mỗi phụ lục có giá trị khác nhau, phụ lục I có giá trị 200 triệu, phụ lục II là 250 triệu, phụ lục III là 200 triệu.
- Bây giờ công ty An Khang đang thực hiện công việc theo phụ lục III, tuy nhiên do chậm tiến độ, tư vấn sai sót nên ảnh hưởng đến quá trình thi công, xây dựng. Xin hỏi, công ty An Khang phải chịu phạt vi phạm 5% trên tổng cả giá trị hợp đồng hay chỉ trên giá trị phụ lục III?
Trả lời:
- Công ty An Khang phải chịu phạt vi phạm hợp đồng mức 5% trên giá trị phụ lục III.
- Theo Điều 146 Luật Xây dựng 2014, mức phạt vi phạm hợp đồng được tính trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
- Do đó, công ty An Khang có hành vi vi phạm khi thực hiện các công việc tại Phụ lục III nên phải chịu phạt vi phạm trên giá trị phụ lục III.
Trên đây là thông tin về mức phạt vi phạm hợp đồng mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Bạn đọc có thể theo dõi, áp dụng trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng.
Liên quan đến mức phạt hành chính, pháp luật cũng quy định chi tiết mức xử phạt khi gây tiếng ôn nơi công cộng, khu dân cư sau 22h đêm theo điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Để tìm được câu trả lời cho vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết mức phạt khi hát karaoke gây ồn ào, quá giờ của Codon.vn.