Sử dụng hóa đơn trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ không thể tránh khỏi những sai sót, vi phạm. Những vi phạm về hóa đơn thường gặp và mức phạt kèm theo là vấn đề mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng hóa đơn cần phải biết để hạn chế tình trạng bị xử phạt. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chuyên mục Pháp luật Thuế trang Codon.vn để nắm thông tin chi tiết.
Tổng hợp một số vi phạm về hóa đơn thường gặp và các mức xử phạt vi phạm theo Nghị định 125
* Danh mục từ viết tắt:
- HHDV: Hàng hóa dịch vụ.
- DN: Doanh nghiệp.
- Theo Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn gồm có người nộp thuế có hành vi vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt có thể là:
+ Các DN, đơn vị phụ thuộc của DN, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn.
+ Hợp tác xã.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.
+ Tổ chức, DN nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ hợp tác, các tổ chức khác.
Một trong những vi phạm mà các cá nhân, tổ chức khi sử dụng hóa đơn hay gặp phải là tẩy xóa hóa đơn. Mức phạt do tẩy xoá hoá đơn đã được chúng tôi chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo. Ngoài ra, còn có những vi phạm sau đây:
Xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi vi phạm thường xuyên xảy ra, căn cứ vào hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt theo Điều 24 Nghị định 125 như sau:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.
- Lập hóa đơn sai thời điểm, không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 3 triệu - 5 triệu.
- Lập hóa đơn sai thời điểm mà không thuộc 2 trường hợp nêu trên: Phạt tiền 4 triệu - 8 triệu.
Xử phạt hành chính về mất hóa đơn? Quy định xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo Nghị định 125
Hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn bị xử phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP (bổ sung Điều 24 Nghị định 25).
Bạn đọc có thể xem thêm bài viết Quy định về xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập để nắm rõ thông tin.
* Với hóa đơn đặt in, các vi phạm thường gặp và mức phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định 125 như sau:
- Không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện: Phạt 500 nghìn - 1.5 triệu đồng.
- Đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn: Phạt 2 triệu - 4 triệu và buộc hủy hóa đơn.
- Đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn: Phạt 20 triệu - 50 triệu và buộc hủy hóa đơn.
* Với các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in, mức xử phạt như sau:
Với hành vi này, Điều 26 Nghị định 25/2020 và Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định các mức phạt như sau:
* Phạt cảnh cáo
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng), đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán HHDV, và có tình tiết giảm nhẹ.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
* Phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
- Nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
* Phạt tiền từ 4 triệu - 8 triệu
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
- Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong khi sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán HHDV.
Người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn => người bán và người mua phải có biên bản ghi nhận sự việc.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế. Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
* Phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ các trường hợp đã nêu trên.
- Hành vi này bị xử phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Và buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Trên đây là những vi phạm về hóa đơn thường gặp và mức phạt kèm theo, ngoài ra vẫn còn nhiều hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan (nếu có). Việc nắm được quy định pháp luật sẽ giúp cho việc sử dụng hóa đơn được chính xác.
Hiện nay, nước ta đang trong lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử, bạn đọc có thể tham khảo thêm lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử đã được chúng tôi cập nhật và chia sẻ.