Cán bộ, công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Liệu rằng, mức đóng BHXH của cán bộ, công chức có gì đặc biệt hơn so với người lao động theo hợp đồng hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn để biết câu trả lời.
Mức đóng BHXH của cán bộ, công chức mới nhất 2022 và cách tính
- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tại Điều 2, cán bộ, công chức là "người lao động" thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
=> Khi đó, nghĩa vụ đóng BHXH được đặt ra đối với cán bộ, công chức và cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, cụ thể là cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đơn vị thuộc Công an, Quân đội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, mức đóng BHXH đối với cán bộ, công chức được xác định như sau: Tỷ lệ đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng của cán bộ, công chức:
Mức đóng Quỹ hưu trí, tử tuất = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH.
- Mức đóng của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức.
Mức đóng = 17,5 % x Mức lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
+ Đóng vào quỹ ốm đau, thai sản là 3%.
+ Đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,5%.
+ Đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22%.
Như vậy, cán bộ, công chức được áp dụng mức đóng tương tự như với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Độc giả có thể tham khảo thêm bài viết mức đóng BHXH bắt buộc
Cách tính đóng bảo hiểm xã hội cho công chức và tỷ lệ
- Cán bộ, công chức là người lao động được hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Do vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm tiền lược theo ngạch, bậc, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và tính đến cả hệ số chênh lệch bảo lưu.
- Tiền lương được tính bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở.
Ví dụ: Lương công chức loại A3 - chuyên viên cao cấp, bậc 6, ngày 1/1/2022 mức lưng là 11.920.000 đồng. Đến ngày 1/1/2024, công chức này sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là 596.000 đồng. Khi đó, tiền lương tháng đóng BHXH phải là 12.516.000 đồng.
Với mức đóng được nêu ở mục 2 dựa trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, liệu rằng cán bộ, công chứng được hưởng mức BHXH như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết về Cách tính BHXH để biết câu trả lời chính xác.
Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức.
Ví dụ, anh An là thẩm tra viên cao cấp (thuộc cơ quan thi hành án dân sự), mức lương hiện tại 1/1/2022 được áp dụng với anh An theo nhóm ngạch A3.1 và Bậc 6 là 11.920.000 đồng. Anh An không có phụ cấp phát sinh.
Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất = 8% x 11.920.000 đồng = 953.600 đồng
Mức đóng của cơ quan thi hành án = 17, 5% x 11.920.000 đồng = 2.086.000 đồng.
Như vậy, Tổng số tiền anh An đóng BHXH là 3.039.600 đồng.
Cán bộ, công chức có thể theo dõi quá trình đóng BHXH của mình. Xem chi tiết tại tra cứu quá trình đóng BHXH
Nói tóm lại, mức đóng BHXH của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật là không có sự khác biệt so với các đối tượng khác trong cùng một nhóm người lao động. Tuy nhiên, tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức là điều để tạo nên sự khác biệt giữa mức đóng của họ so với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng.