Luật cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung 2019

Luật cán bộ công chức

Cán bộ, công chức là "người lao động" đặc biệt được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi và các quan hệ xoay quanh đối tượng này, việc ban hành Luật Cán bộ công chức là điều cần thiết và hợp lý.

luat can bo cong chuc

Luật Cán bộ, công chức và những nội dung cần lưu ý.

Mục Lục bài viết:
1. Luật Cán bộ, công chức mới nhất 2022.
1.1. Giới thiệu chung về Luật Cán bộ, công chức.
1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức.
1.3. Toàn bộ Nghị định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức.
2. Những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật Cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020

1. Luật Cán bộ, công chức mới nhất 2022.

1.1. Giới thiệu chung về Luật Cán bộ, công chức.

- Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi, bổ sung 2019 là luật cán bộ, công chức mới nhất 2022.

- Luật Cán bộ, công chức 2008 là văn bản đánh dấu lần đầu tiên quy định về cán bộ, công chức được nâng lên thành luật, mặc dù được ký ban hành ngày 13/11/2008 nhưng cho đến 01/01/2010 thì văn bản này mới có hiệu lực.

- Trải qua quá trình dài áp dụng, Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng bộc lộ những điểm không còn phù hợp, những hạn chế, đó là lý do cho sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức.

- Tại Điều 1 Luật cán bộ, công chức 2008 ghi nhận "Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ."

Như vậy, đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức gồm có:

- Cán bộ, công chức.

- Cơ quan, đơn vị nơi sử dụng cán bộ, công chức.

- Chủ thể khác, ví dụ như thanh tra công vụ.

1.3. Toàn bộ Nghị định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức.

Luật Cán bộ, công chức có rất nhiều các Nghị định hướng dẫn, tương ứng với các vấn đề, cụ thể như sau:

- Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

luat can bo cong chuc 2

Tổng hợp các Nghị định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức.

- Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài các Nghị định trên, một số quy định tại Luật Cán bộ, công chức còn được hướng dẫn trong các Nghị định khác như vấn đề về tuổi nghỉ hưu, vấn đề về tiền lương, về bồi dưỡng, đào tạo,...

2. Những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật Cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, độc giả cần lưu ý các nội dung sau:

- Khái niệm về công chức đã được sửa đổi, bổ sung, theo đó, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập không còn được xác định là công chức.

- Luật sửa đổi loại bỏ mức độ xếp loại "Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực" thay thế bằng "Hoàn thành nhiệm vụ".

- Bổ sung hình thức xét nâng ngạch công chức.

- Quy định rõ về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức. Xem chi tiết tại bài viết: Thi nâng ngạch công chức

- Bổ sung thời hiệu xử lý kỷ luật là 05, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm phải áp dụng các hình thức ngoài hình thức khiển trách.

Kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật từ tối đa 02 tháng lên tối đa 90 ngày, trường hợp phức tạp từ tối đa 04 tháng lên tối đa 150 ngày.

Luật cán bộ công chức đã và đang là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức một cách khách quan, thống nhất và hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của chuyên mục Thư viện pháp luật trên trang Codon.vn sẽ hữu ích đối với độc giả.

Bài liên quan