Hộ kinh doanh có quyền trả lại hàng mua nếu phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng và người bán có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa đó. Tuy nhiên, liên quan đến các vấn đề thuế thì khi hộ kinh doanh trả lại hàng mua, xử lý hóa đơn thế nào? Câu hỏi này sẽ được chuyên mục pháp luật Thuế của Codon.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cách xử lý hàng bán bị trả lại bởi hộ gia đình theo quy định mới nhất
- Vấn đề xử lý hóa đơn khi hộ kinh doanh trả lại hàng mua được đặt ra trong trường hợp hóa đơn đã lập và hàng hóa đã giao cho bên mua; cả hai bên đã kê khai thuế. Doanh nghiệp có chữ ký số có thể sử dụng hóa đơn điện tử.
- Lý do trả lại hàng mua: người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng.
- Số lượng hàng được trả lại: toàn bộ hoặc một phần hàng hóa.
- Trước đây, Thông tư hướng dẫn hàng bán bị trả lại là Thông tư 39/2014/TT-BTC,nhưng đến nay Thông tư này đã hết hiệu lực. Mặc dù vậy trong Công văn 4943/TCT-KK 2015 căn cứ vào thông tư 39 vẫn đưa ra các hướng dẫn cụ thể và lấy đó làm cơ sở áp dụng khi hộ kinh doanh trả lại hàng mua.
- Hộ kinh doanh trả lại hàng,khi xuất hàng trả lại phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có) - chứng từ trả lại hàng mua.
- Tóm lại, hộ kinh doanh trả lại hàng mua, xử lý hóa đơn thế nào?
+ Công văn 4943 ghi nhận: Khi hộ kinh doanh trả lại hàng hóa thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hóa. Dựa trên hóa đơn này, bên bán phải thực hiện kê khai điều chỉnh doanh số bán, thuế GTGT đầu ra; bên mua phải điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng.
Đây cũng là đáp án cho câu hỏi: Làm gì khi khách hàng trả lại hàng?
Lưu ý, hóa đơn được lập phải đảm bảo hình thức không được tẩy xóa, pháp luật đã có quy định về mức phạt do tẩy xoá hoá đơn.
Hàng bán ra bị trả lại thì hóa đơn xử lý thế nào? Cách xử lý và viết hóa đơn hàng bán bị trả lại bởi hộ gia đình
Ví dụ:
Tháng 3/2022 Công ty X xuất hóa đơn bán 50 chiếc máy tính cho công ty Y với tổng giá trị bán ra là 350 triệu đồng, thuế giá trị GTGT đầu ra là 35 triệu đồng. Công ty X và Y đã kê khai hóa đơn.
Tháng 4/2022, công ty Y phát hiện hàng hóa giao không đúng chất lượng như đã thỏa thuận nên đã trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty Y xuất hóa đơn trả lại 50 cái máy tính cho bên X với trị giá hàng hóa trả lại là 350 triệu đồng và 35 triệu thuế GTGT.
Căn cứ vào hóa đơn này, công ty X điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra; còn công ty Y điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 4/2022 hoặc tháng 5/2022.
Lưu ý: Cá nhân trả lại hàng mua là đối tượng không có hóa đơn, do đó chứng từ trả lại hàng mua không giống với hộ kinh doanh.
Mẫu hóa đơn trả lại hàng đã mua:
Hướng dẫn xử lý và viết hóa đơn trả lại hàng:
- Hóa đơn trả lại hàng đã mua không có mẫu áp dụng chung, hộ kinh doanh trả lại hàng mua có thể tham khảo hoặc tự xuất hóa đơn nhưng phải ghi rõ hàng hóa trả lại người bán (tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, tiền thuế GTGT và tổng giá trị hàng hóa). Khi lập hóa đơn các chú ý đến các từ được viết tắt trên hóa đơn, không được sử dụng viết tắt làm cho hóa đơn bị hiểu sai nội dung.
- Hóa đơn sẽ là căn cứ để điều chỉnh doanh số và số thuế GTGT gia tăng của cả bên bán và bên mua tùy thuộc vào thời gian trả lại hàng và ký tính thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp trả lại hàng có thể xuất hóa đơn điện tử trả lại hàng mua theo quy định về nội dung như trên. Tuy nhiên, đến nay, việc áp dụng hóa đơn điện tử còn hạn chế và đang trong lộ trình phát triển. Xem chi tiết tại hướng dẫn lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử
Hộ kinh doanh trả lại hàng mua, xử lý hóa đơn thế nào? là vấn đề cần thiết được giải đáp bởi nó liên quan đến việc khai thuế và nộp thuế của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, khi trả lại hàng, các đối tượng cần lập hóa đơn trả lại hàng, đây là cơ sở quan trọng nhất để quyết định việc bên bán và bên mua có được điều chỉnh doanh số và số thuế trong kỳ tính thuế hay không.