Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc, bồi thường cho NLĐ một khoản tiền theo quy định. Trường hợp NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng phải bồi thường cho NSDLĐ, hoàn trả chi phí đào tạo và không được nhận trợ cấp thôi việc. Vậy cụ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?

Don phuong cham dut HDLD trai phap luat xu ly nhu the nao

Cách xử phạt đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và mức bồi thường cho từng đối tượng

Mục Lục bài viết:
1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
2. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?
2.1. Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
2.2. Người lao động phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
3. Hướng dẫn thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật.
3.1. Đối với người sử dụng lao động.
3.2. Đối với người lao động.

* Danh mục từ viết tắt

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động

- NLĐ: Người lao động

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- BHYT: Bảo hiểm y tế

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

Theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là việc chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động. Theo đó:

- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật trong trường hợp:

Vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ những trường hợp NLĐ không phải báo trước.

- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật trong trường hợp:

+ Vi phạm quy định về trường hợp được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

+ Vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Xu phat don phuong cham dut hop dong trai phap luat

Quy định pháp luật về hành vi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của NLĐ, NSDLĐ

Theo định nghĩa chung, chủ lao động hay người sử dụng lao động được hiểu là một cá nhân hay tổ chức sử dụng tiền hoặc vật tương đương tiền để thuê mướn người lao động thực hiện một hoặc một số công việc. Tất cả các thông tin về chủ lao động đã được wikipedia.org chia sẻ trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

2. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào?

2.1. Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có những nghĩa vụ sau:

(1) Phải nhận NLĐ trở lại làm việc và trả khoản tiền cho NLĐ

Khi nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết, công ty phải trả những khoản tiền sau:

- Trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc;

- Trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

- Nếu công ty vi phạm về thời hạn báo trước => Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

Lưu ý:

- Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho công ty các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận.

- Nếu không còn vị trí, công việc đã giao kết mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

(2) NLĐ không muốn tiếp tục làm việc => Công ty phải trả những khoản tiền sau:

- Khoản tiền tại phần (1) nêu trên.

- Trả tiền trợ cấp thôi việc để chấm dứt HĐLĐ.

(3) Công ty không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý

Công ty phải trả cho NLĐ những khoản tiền sau:

- Khoản tiền tại phần (1) nêu trên.

- Tiền trợ cấp thôi việc.

- Tiền bồi thường thêm cho NLĐ: Do 2 bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

tu_khoa_khong-dau

Quy định xử phạt, mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đối với người sử dụng lao động

2.2. Người lao động phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bị xử lý theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

(1) Không được trợ cấp thôi việc.

(2) Bồi thường cho công ty: 1/2 tháng tiền lương theo HĐLĐ và khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng trong những ngày không báo trước.

(3) Hoàn trả cho công ty chi phí đào tạo (nếu có)

- Chi phí đào tạo được quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động: Đây là trường hợp NLĐ được đào tạo trong nước hoặc nước ngoài để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

- Chi phí đào tạo gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT. BHTN cho người học trong thời gian đi học. Và chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo nếu NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Bên cạnh các trường hợp đơn phương chấm dứt lao động bị xử phạt, pháp luật cũng quy định các trường hợp người lao động được nghỉ việc mà không cần báo trước. Chi tiết vấn đề này, Codon.vn mời bạn tham khảo bài viết các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, không bị phạt.

3. Hướng dẫn thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật

3.1. Đối với người sử dụng lao động

NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật nếu đảm bảo quy định về thời hạn báo trước, quy định về các trường hợp được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cụ thể thủ tục như sau:

- Thông báo trước cho NLĐ về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

+ Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng không xác định thời hạn.

+ Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng có thời hạn từ 12 - 36 tháng.

+ Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

+ Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên => Đối với ngành, nghề, công việc đặc thù.

+ Ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng => Đối với ngành, nghề, công việc đặc thù.

+ Không phải báo trước trong trường hợp: NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng, hoặc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

- Lưu ý về trường hợp được thực hiện và không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

- Đến thời điểm NLĐ nghỉ việc: nhận bàn giao công việc theo quy chế nội bộ. Công ty phải đảm bảo việc xác nhận thời gian tham gia BHXH cho NLĐ cũng như trả lại các giấy tờ gốc của NLĐ nếu có giữ.

Boi thuong khi cham dut hop dong trai phap luat

Thủ tục người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Về việc thông báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết "Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ" mà Codon.vn đã tổng hợp, chia sẻ.

3.2. Đối với người lao động

Để đảm bảo đúng quy định về thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động cũng phải đảm bảo thời hạn báo trước cho công ty, trừ những trường hợp không phải báo trước tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động.

- Thông báo cho công ty về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn như sau:

+ Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng không xác định thời hạn.

+ Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng - 36 tháng.

+ Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

+ Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng ngành, nghề, công việc đặc thù không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

+ Ít nhất bằng 1/4 thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng ngành, nghề, công việc đặc thù có thời hạn dưới 12 tháng.

- Hình thức thông báo: tuân theo quy chế của công ty hay thỏa thuận trong ghi trong hợp đồng lao động.

- Tiếp tục làm việc đến thời hạn nghỉ việc.

- Bàn giao công việc cho công ty để nghỉ việc khi đến thời hạn đã thông báo trước.

Như vậy, Blog Codon.vn vừa giúp bạn trả lời câu hỏi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật xử lý như thế nào? NLĐ, NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cần tìm hiểu cụ thể quy định về các trường hợp được thực hiện quyền này, quy định về thời hạn báo trước để thực hiện đúng. Tránh trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

Bài liên quan