Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào? Mức phạt hành chính, truy tố hình sự

Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, các hành vi lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều và tinh vi khiến mọi người lơ là cảnh giác. Pháp luật đã có những chế tài cụ thể để xử lý hành vi lừa đảo nhằm răn đe, trừng trị người phạm tội. Trường hợp lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

lua dao qua mang bi xu ly nhu the nao

Lừa đảo qua mạng bị phạt như thế nào? Công dân cần làm gì khi bị lừa đảo qua mạng?

Mục Lục bài viết:
1. Lừa đảo qua mạng là gì?
2. Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Những hành vi lừa đảo qua mạng cần cảnh giác.
4. Câu hỏi liên quan.
4.1. Khi bị lừa đảo qua mạng thì báo ai?
4.2. Lừa đảo qua mạng bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự?

1. Lừa đảo qua mạng là gì?

- Lừa đảo qua mạng được hiểu là việc cá nhân, tổ chức sử dụng thủ đoạn gian dối như cung cấp các thông tin sai sự thật, tạo niềm tin đối với nạn nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của họ (tiền, các tài sản có giá trị).

- Việc xử lý lừa đảo qua mạng hiện nay đã được pháp luật quy định cụ thể, tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính

- Như đã giải thích ở trên, lừa đảo qua mạng thực chất là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

- Theo Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản người khác có thể bị phạt tiền từ 2 triệu - 3 triệu.

=> Như vậy, hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị xử phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.

lua dao qua mang bi xu ly nhu the nao 2

Lừa đảo qua mạng có kiện được không? Tìm hiểu mức phạt tiền lừa đảo qua mạng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

* Trường hợp lừa đảo qua mạng dưới 2 triệu

Vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Tội cướp tài sản;

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

+ Tội cưỡng đoạt tài sản;

+ Tội cướp giật tài sản;

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;

+ Tội trộm cắp tài sản;

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

* Trường hợp lừa đảo qua mạng hơn 2 triệu

Hình phạt có thể áp dụng như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Số tiền lừa đảo từ 2 triệu - dưới 50 triệu:

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu - dưới 200 triệu;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu - dưới 500 triệu đồng.

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 100 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

=> Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau.

lua dao qua mang bi xu ly nhu the nao 3

Lừa đảo qua mạng bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự? Đi tù bao lâu?

Chú ý: Luật Hình sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, các hình phạt với tội phạm, đấu tranh phòng ngừa tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tổng quan thông tin về nhiệm vụ, cấu trúc, hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự Việt Nam đã được wikipedia.org cập nhật trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

3. Các hành vi lừa đảo qua mạng cần cảnh giác

Hiện nay, việc lừa đảo qua mạng thường được thực hiện một cách tinh vi, chuyên nghiệp, tạo được sự tin tưởng đối với các nạn nhân. Các chiêu trò lừa đảo qua mạng rất đa dạng, tất cả mọi người cần cảnh giác, ví dụ:

- Thông báo trúng thưởng

Kẻ phạm tội sẽ nhắn tin thông báo trúng thưởng các tài sản có giá trị như xe máy, điện thoại,... Rồi yêu cầu bị hại nạp tiền hoặc chuyển tiền qua tài khoản để làm thủ tục nhận thưởng.

- Giả mạo Công an Tòa án, Viện Kiểm sát

Kẻ phạm giả mạo là cán bộ của các cơ quan nêu trên, thông báo bị hại đang liên quan đến các vụ án để điều tra, từ đó lấy các thông tin, lừa đảo chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

- Bạn nước ngoài gửi quà về Việt Nam

Các đối tượng kết bạn làm quen, nói chuyện tạo sự tin tưởng với nạn nhân; sau đó thông báo muốn gửi tiền, gửi quà về Việt Nam. Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển các khoản thuế, phí, phí vận chuyển,..thì mới nhận được quà.

- Các thủ đoạn khác như: Chuyển nhầm tài khoản ngân hàng, hack facebook nhắn tin vay tiền, gửi link giả để lấy thông tin ngân hàng, gửi các link độc, kêu gọi đầu tư tài chính,...

=> Mỗi người cần nêu cao cảnh giác; tuyệt đối không cung cấp các thông cá nhân/thông tin tài khoản của mình cho người khác mà chưa biết rõ lý do, mục đích; xác nhận việc bạn bè vay tiền bằng cách gọi điện trực tiếp hỏi; hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin riêng tư đến tài khoản ngân hàng, thu nhập lên mạng xã hội.

lua dao qua mang bi xu ly nhu the nao 4

Bị lừa đảo qua mạng thì báo ai? Cách tố cáo lừa đảo qua mạng

4. Câu hỏi liên quan

4.1. Khi bị lừa đảo qua mạng thì báo ai?

- Trường hợp bị lừa đảo qua mạng, công dân cần nhanh chóng tố giác hành vi lừa đảo cho Công an nơi xã/phường nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

- Công dân có thể trực tiếp đến trụ sở Công an để tố giác hoặc làm đơn tố giác. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn tố giác hành vi lừa đảo qua mạng;

+ Bản sao có công chứng/chứng thực CMND hoặc CCCD của người bị lừa đảo;

+ Các tài liệu, chứng cứ kèm theo về hành vi lừa đảo: Ví dụ như hình ảnh, file ghi âm, các tin nhắn chứa thông tin về hành vi lừa đảo.

- Công dân cũng có thể liên hệ đến số điện thoại công an báo lừa đảo qua mạng để được hỗ trợ.

Trong trường hợp bị lừa đảo qua mạng, người dân cần hoàn tất Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nộp lên cơ quan công an nơi sinh sống. Việc này sẽ giúp bạn thông báo, tố giác tội phạm với cơ quan công an và được giải quyết nhanh chóng.

4.2. Lừa đảo qua mạng bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự?

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì lừa đảo qua mạng bị truy tố hình sự trong những trường hợp sau:

- Lừa đảo qua mạng chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu trở lên: Đương nhiên bị truy tố hình sự.

- Lừa đảo qua mạng chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu: Có thể bị truy tố hình sự nếu thuộc vào 01 trong những trường hợp luật quy định. Mời bạn đọc xem cụ thể tại phần 2.2 bài viết này.

Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu thông tin lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào? Dễ thấy, hành vi lừa đảo qua mạng hiện nay đã có chế tài xử lý của pháp luật. Tuy nhiên, mỗi công dân cũng phải tự cảnh giác, tránh nhẹ dạ cả tin vào các chiêu trò, mánh khóe lừa đảo để bảo vệ tài sản của mình.

Liên quan đến hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng, nhiều người dùng cũng thắc mắc không biết giao dịch trên sàn Binomo có hợp pháp, an toàn không? Chi tiết câu hỏi này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài viết Binomo có lừa đảo không? Mời bạn đọc cùng tham khảo để có câu trả lời.

Bài liên quan