Lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử được hướng dẫn chi tiết trong thông tư số 78/2021/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2022. Theo đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử hiện nay được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 11/2021, áp dụng cho 6 tỉnh, thành phố; giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 áp dụng cho 57 tỉnh, thành phố còn lại.
Tìm hiểu lộ trình triển khai áp dụng khai hóa đơn điện tử của Bộ tài chính
- Trước đây, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì việc áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc chậm nhất từ ngày 1/11/2020. Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ.
- Hiện nay, theo Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là từ ngày 01/7/2022.
- Trước ngày 01/7/2022, những cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
Quy định mới về hóa đơn điện tử 2022 của Bộ tài chính
Lưu ý: Hóa đơn điện tử được hiểu là một hình thức thanh toán điện tử, trong đó các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh lập, trình bày và thực hiện các giao dịch trên nền tảng công nghề và đảm bảo các điều khoản của thỏa thuận được đáp ứng. Để hiểu thêm về hóa đơn điện tử và cách lập, bạn có thể tham khảo định nghĩa chi tiết về lập hóa đơn điện tử trong bài viết này trên wikipedia.org.
Theo Công văn 10847/BTC-TCT ngày 20/9/2021 hướng dẫn Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021;
- Giai đoạn 2 từ tháng 4/2022. Cụ thể như sau:
Theo Công văn 10847/BTC-TCT, giai đoạn 1 từ tháng 11/2021, triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố là:
- Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định.
- Lý do 6 tỉnh, thành phố này được lựa chọn áp dụng hóa đơn điện tử trong giai đoạn 1 vì: Đây đều là những địa phương có số lượng người nộp thuế và có tổng số hóa đơn phát hành trong năm lớn so với toàn quốc.
- Chủ tịch UBND các các tỉnh nêu trên có trách nhiệm quan tâm, phối hợp chỉ đạo Cục Thuế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an,... để lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng việc triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn.
Theo Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 24/2/2022, giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 sẽ Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Các tỉnh thành đó là: An Giang, Bà rịa - Vũng tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,... (trừ 6 tỉnh, thành đã triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại giai đoạn 1).
- Cục Thuế 57 tỉnh, thành phố này có trách nhiệm như sau:
+ Báo cáo UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương.
+ Phối hợp với các cơ quan khác để tuyên truyền lợi ích của việc dùng hóa đơn điện tử.
+ Rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện.
+ Tập huấn cho người nộp thuế, cán bộ thuế,...
Lộ trình, thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất cho các tỉnh, thành phố từ 1/7/2022
Theo lộ trình nêu trên, có thể thấy 30/6/2022 là hạn cuối các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn theo quy định cũ. Tuy nhiên, có một số lưu ý theo Điều 60 Nghị định 123 như sau:
- Cơ quan thuế thông báo cho cơ sở kinh doanh chuyển đổi để dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 nhưng cơ sở này chưa đáp ứng điều về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển đổi.
=> Cơ sở phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123 cùng với nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở mới thành lập (từ 19/10/2020 - 30/6/2022) mà được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử => Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Nếu chưa đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin => Tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định cũ và gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
Để có thêm nhiều thông tin về nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bạn đọc có thể tìm đọc nội dung bài viết chia sẻ các lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
Theo Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì những đối tượng phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022 gồm có:
- Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Doanh nghiệp Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
+ Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Cơ quan thuế.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng hóa đơn giấy; công tác lưu trữ, kiểm tra thông tin hóa đơn cũng trở nên dễ dàng hơn. Cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin hướng dẫn lộ trình Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trong bài viết này của Blog Codon.vn để tập huấn nhân sự, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất về hạ tầng thông tin để thực hiện đúng.
Liên quan đến các chế độ về thuế, chứng từ kế toán, năm 2022, quốc hội đã thông qua nghị quyết 43 giảm thuế GTGT, có hiệu lực từ ngày 11/01/2022 đến ngày 31/12/2023. Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% sẽ giảm còn 8%. Bạn đọc cần nắm được thông tin về quy định này để tiến hành kê khai thuế, nộp thuế đúng quy định.