Danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022

Danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022

Hiện nay, có hơn 1000 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022. Khi khám chữa bệnh, điều trị tại những bệnh viện hay cơ sở y tế nhất định, người tham gia BHYT sẽ được thanh toán chi phí cho những loại thuốc được chỉ định sử dụng. Điều này làm giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế, giúp người bệnh yên tâm hơn để điều trị.

danh muc thuoc bao hiem y te chi tra 2022

Tra cứu danh mục thuốc bảo hiểm y tế, cập nhật danh mục thuốc được BHYT chi trả mới nhất hiện nay.

Mục Lục bài viết:
1. Danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022.
1.1. Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm được BHYT chi trả.
1.2. Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được BHYT chi trả.
2. Nguyên tắc khi thanh toán thuốc và một số lưu ý khi thanh toán thuốc chữa bệnh ung thư.
2.1. Nguyên tắc.
2.2. Lưu ý khi thanh toán thuốc chữa bệnh ung thư.

* Danh mục từ viết tắt:

- BHYT: Bảo hiểm y tế.

TẢI THÔNG TƯ 30/2018/TT-BYT TẠI ĐÂY

1. Danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022

1.1. Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm được BHYT chi trả

Những loại thuốc nằm trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT được quy định tại Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT (1030 thuốc). Cụ thể gồm:

(1) Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ (32 thuốc)

* Thuốc gây tê, gây mê (25 thuốc)

- Thuốc Atropin sulfat: dùng theo mũi tiêm, dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV, trạm y tế.

- Bupivacain hydroclorid (tiêm), desfluran (dạng hít), etomidat (tiêm), fentanyl (tiêm), halothan (đường hô hấp), isofluran (đường hô hấp), ketamin (tiêm),...: dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV.

- Diazepam (tiêm): dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV, trạm y tế; đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.

danh muc thuoc bao hiem y te chi tra 2022 2

danh muc thuoc bao hiem y te chi tra 2022 3

Lưu ý:

- Cột 1: Số thứ tự.

- Cột 2: Tên thuốc.

- Cột 3: Đường dùng, dạng dùng của thuốc

- Cột 4, 5, 6, 7: Hạng bệnh viện được sử dụng.

+ Cột 4: Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I.

+ Cột 5: Bệnh viện hạng II.

+ Cột 6: Bệnh viện hạng III và hạng IV, gồm cả phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.

+ Cột 7: Trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan và tương đương.

- Cột 8: Điều kiện, tỷ lệ thanh toán và ghi chú cụ thể của một số thuốc.

* Thuốc giãn cơ, thuốc giải giãn cơ (07 thuốc)

Gồm có: Atracurium besylat, Pancuronium bromid, Pancuronium bromid, Pancuronium bromid, Pancuronium bromid, Vecuronium bromid: tiêm.

Neostigmin metylsulfat (bromid): dùng tiêm, uống.

=> Tất cả 07 loại thuốc này dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV.

(2) Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp (48 thuốc)

* Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid (43 thuốc)

- Những thuốc dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV gồm: Aceclofenac, Celecoxib, Dexibuprofen, Diclofenac (dạng tiêm, nhỏ), Etodolac, Etoricoxib, Fentanyl, Flurbiprofen natri, Naproxen + esomeprazol, Naproxen + esomeprazol,...

- Những thuốc dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, trạm y tế: Paracetamol + codein phosphat, Paracetamol + diphenhydramin, Paracetamol + ibuprofen, Paracetamol + chlorpheniramin + dextromethorphan, Paracetamol + chlorphemramin,...

* Thuốc điều trị gút (03 thuốc)

Gồm có: Allopurinol, Colchicin, Probenecid: dạng uống; dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV, trạm y tế.

* Thuốc chống thoái hóa khớp (02 thuốc)

- Diacerein: uống; dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV => Quỹ BHYT hanh toán điều trị thoái hóa khớp hông hoặc gối.

- Glucosamin: uống; dùng tại bệnh viện hạng đặc biệt, I, II, III, IV

* Thuốc khác (13 thuốc)

Ví dụ như Adalimumabỏ, alendronat, alendronat natri + cholecalciferol (Vitamin D3), calcitonin, Alpha chymotrypsin,...

(3) Hóa chất điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch (81 thuốc)

Bao gồm: hóa chất, thuốc điều trị đích, thuốc điều trị nội tiết, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc khác.

danh muc thuoc bao hiem y te chi tra 2022 4

Danh mục thuốc ung thư được bảo hiểm chi trả

(4) Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc (34 thuốc)

Ví dụ như Calci folinat (folinic acid, leucovorin), Naltrexon, Glutathion, Deferoxamin, Acetylcystein, Sugammadex, Than hoạt + sorbitol,...

(5) Thuốc chống co giật, chống động kinh (12 thuốc)

12 loại thuốc này gồm có: Carbamazepin, Gabapentin, Lamotrigine, Levetiracetam, Phenytoin, Valproat natri + valproic acid, Topiramat, Oxcarbazepin, Phenobarbital, Pregabalin, Valproat natri, Valproic acid.

Khi tiến hành tra cứu thẻ bảo hiểm y tế người dùng sẽ không thể thấy được thông tin những loại thuốc BHYT chi trả. Chỉ nhận được thông tin mã thẻ, thời hạn sử dụng thẻ và quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

(6) Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (176 thuốc)

- Thuốc trị giun, sán: 08 thuốc.

- Chống nhiễm khuẩn: Thuốc nhóm beta-lactam: 42 thuốc, nhóm aminoglycosid: 08, nhóm phenicol: 01, nhóm nitroimidazol: 04, nhóm lincosamid: 01, nhóm macrolid: 07, quinolon: 08, sulfamid: 06, nhóm tetracyclin: 04 và thuốc khác: 09 thuốc.

- Thuốc chống vi rút: Thuốc điều trị HIV/AIDS, viêm gan C, thuốc chống vi rút khác, thuốc chống nấm, thuốc điều trị bệnh do amip: 03 thuốc, điều trị bệnh lao, điều trị lao kháng thuốc và thuốc điều trị sốt rét.

(7) Thuốc điều trị đau nửa đầu (04 thuốc)

03 thuốc đó là Dihydro ergotamin mesylat, Ergotamin (tartrat), Ergotamin (tartrat) và Sumatriptan.

Có thể thấy, danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mỗi nhóm mục đích điều trị bệnh rất nhiều. Tuy nhiên, người đi khám chữa bệnh lưu ý phải sử dụng thẻ BHYT còn thời hạn mới được chi trả các loại thuốc này. Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế đã được quy định rất cụ thể, bạn đọc có thể theo dõi để nắm thông tin.

(8) Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn (20 thuốc)

Các loại thuốc đó là: Alimemazin, Bilastine, Cetirizin, Chlorpheniramin + dextromethorphan, Chlorpheniramin + phenylephrin, Dexchlorpheniramin,...

(9) Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu (07 thuốc)

Ví dụ như các thuốc Alfuzosin, Dutasterid, Flavoxat, Lipidosterol serenoarepense (Lipid-sterol của Serenoa repens), Pinene + camphene + cineol + fenchone + borneol + anethol, Solifenacin succinate, Tamsulosin hydroclorid.

(10) Thuốc chống Parkinson (08 thuốc)

Gồm có: Levodopa + carbidopa, Levodopa + carbidopa monohydrat + entacapone, Levodopa + benserazid, Piribedil, Pramipexol, Tolcapon, Rotigotine, Trihexyphenidyl hydroclorid.

(11) Thuốc tác dụng đối với máu (46 thuốc)

Bao gồm các nhóm thuốc sau:

- Thuốc chống thiếu máu.

- Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu.

- Máu và chế phẩm máu.

- Dung dịch cao phân tử.

- Thuốc khác.

(12) Thuốc tim mạch (109 thuốc)

- Thuốc chống đau thắt ngực.

- Thuốc chống loạn nhịp.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp.

- Thuốc điều trị hạ huyết áp: Heptaminol hydroclorid.

- Thuốc điều trị suy tim: Carvedilol, Digoxin, Dobutamin,...

- Thuốc chống huyết khối.

- Thuốc hạ lipid máu.

- Thuốc khác.

(13) Thuốc điều trị bệnh da liễu (47 thuốc)

(14) Thuốc dùng chẩn đoán (16 thuốc) gồm các thuốc về chuyên khoa mắt, thuốc cản quang, và thuốc khác.

(15) Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn (06 thuốc)

Gồm có: Cồn 70 độ, cồn iod, Đồng sulfat, Povidon iodin, Povidon iodin và Natri clorid.

(16) Thuốc lợi tiểu (04 thuốc) gồm có: Furosemid, Furosemid + spironolacton, Hydroclorothiazid, Spironolacton.

(17) Thuốc đường tiêu hóa (75 thuốc)

(18) Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (64 thuốc)

Ví dụ như: Betamethason, Dexamethason, Methyl prednisolon, Prednisolon acetat (natri phosphate), Somatropin,...

(19) Huyết thanh và globulin miễn dịch (05 thuốc)

(20) Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase (09 thuốc)

(21) Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng (60 thuốc)

(22) Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ non (11 thuốc)

(23) Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu (03 thuốc)

(24) Thuốc chống rối loạn tâm thần và tác động lên hệ thần kinh (53 thuốc)

Gồm các loại thuốc như thuốc tác động lên hệ thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn tâm thần, thuốc gây ngủ, thuốc an thần.

(25) Thuốc tác dụng lên đường hô hấp (32 thuốc)

Gồm có: Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thuốc chữa ho và thuốc khác.

(26) Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác (21 thuốc)

(27) Khoáng chất và vitamin (34 loại)

Gồm có: Calci acetat, Calci acetat, Calci carbonat + calci gluconolactat, Sắt clorid + kẽm clorid + mangan clorid + đồng clorid + crôm clorid + natri molypdat dihydrat + natri selenid pentahydrat + natri fluorid + kali iodid, Vitamin B2/B3/B5/B6, Vitamin B6 + magnesi lactat, vitamin C,...

Khi người bệnh phải dùng các loại thuốc trên thì được quỹ BHYT chi trả. Tuy nhiên, mức hưởng BHYT sẽ tương ứng các đối tượng cũng như tuyến khám chữa bệnh.

1.2. Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được BHYT chi trả

Gồm có 59 thuốc được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT, đơn cử như:

- BromoMercurHydrxyPropan (BMHP);

- Carbon 11 (C-11);

- Cesium 137 (Cesi-137);

- Chromium 51 (Cr-51);

- Coban 57 (Co-57);

- Ethyl cysteinate dimer (ECD);

- Fluorine 18 Fluoro L-DOPA (F 18DOPA);

- Human Albumin Serum (HAS, SENTI-SCINT);

- Imino Diacetic Acid (IDA);

- Keo vàng 198 (Au-198 Colloid);

- Lipiodol I-131;

- ...

2. Nguyên tắc khi thanh toán thuốc và một số lưu ý khi thanh toán thuốc chữa bệnh ung thư

2.1. Nguyên tắc

- Việc thanh toán chi phí thuốc xác định theo: số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám chữa bệnh.

- Trường hợp được thanh toán: Theo chỉ định thuốc phù hợp nêu tại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

- Trường hợp không được Quỹ BHYT thanh toán:

+ Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh pháp luật quy định.

+ Phần chi phí của các thuốc đã được ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác chi trả.

+ Thuốc được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Cách tính BHYT là vấn đề mà người tham gia bảo hiểm y tế cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình.

2.2. Lưu ý khi thanh toán thuốc chữa bệnh ung thư

- Chỉ được dùng để điều trị ung thư tại:

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng điều trị ung thư: cơ sở ung bướu, huyết học truyền máu và y học hạt nhân; các khoa, đơn vị ung bướu, huyết học truyền máu và y học hạt nhân trong viện, bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa,và.

+ Phải do bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn là ung bướu hoặc huyết học truyền máu chỉ định.

- Nếu để điều trị các bệnh khác không phải ung thư:

=> BHYT thanh toán theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc của bệnh viện.

+ Nếu chưa có hướng dẫn => Phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

+ Nếu chưa có hướng dẫn và không có bác sĩ chuyên khoa => Phải được hội chẩn dưới sự chủ trì của lãnh đạo bệnh viện trước khi chỉ định sử dụng.

Trên đây là Danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022 mà chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Với thông tin này, người tham gia BHYT có thể dễ dàng theo dõi, tra cứu thông tin những thuốc mình được BHYT chi trả.

Bài liên quan