Hiện nay có rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế với mong muốn được hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh, giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Vậy bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không? Mức chi trả là bao nhiêu? Chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau đây.
Bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo là gì? Mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh hiểm nghèo khi khám chữa bệnh.
* Danh mục từ viết tắt:
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- KCB: Khám chữa bệnh.
- Hiện nay, bệnh hiểm nghèo được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định 140/2021/NĐ-CP, Thông tư 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, hay Nghị định 134/2016/NĐ-CP,... Tuy nhiên, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bảo hiểm y tế thì chưa có văn bản nào đề cập cụ thể đến vấn đề này.
- Tuy vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, bệnh hiểm nghèo là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, và có phương thức điều trị khó, đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao.
- Có thể kể đến các bệnh: ung thư, bại liệt, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS, lao đã kháng thuốc, xơ gan cổ trướng,...
- Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người được cấp thẻ BHYT miễn phí là những người thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng BHYT, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT.
Bạn đọc có thể xem chi tiết tại bài viết
- Nhận thấy, những đối tượng thuộc các nhóm này không có đối tượng là người mắc bệnh hiểm nghèo.
=> Như vậy, người mắc bệnh hiểm nghèo không được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.
Thủ tục xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo
* Khám chữa bệnh khi bị bệnh hiểm nghèo có được BHYT chi trả?
Khi tham gia BHYT, đảm bảo mức đóng BHYT mà mắc bệnh hiểm nghèo, người bệnh vẫn được BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh dựa vào phạm vi mức hưởng của mình, khám đúng tuyến hay trái tuyến (không phụ thuộc vào bệnh mà người đó mắc phải).
* Mức chi trả BHYT khi mắc bệnh hiểm nghèo?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì mức hưởng như sau:
(1) Khi đi khám chữa bệnh hiểm nghèo đúng tuyến
- 100% chi phí khám chữa bệnh với các đối tượng: trẻ em dưới 06 tuổi; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ); người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng,...
- 100% chi phí: nếu chi phí một lần khám chữa bệnh hấp hơn 15% mức lương cơ sở.
- 100% chi phí với người tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và số tiền trả cho khám chữa bệnh trong năm là hơn 8.940.000 đồng.
- 95% chi phí nếu là hộ cận nghèo đi KCB, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng,..
- 80% chi phí đối với các đối tượng còn lại. Ví dụ như người lao động, học sinh, sinh viên.
(2) Khi đi khám chữa bệnh hiểm nghèo trái tuyến
Người tham gia BHYT bị mắc bệnh hiểm nghèo mà đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng = mức hưởng như khi đi đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
- 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh.
- 100% chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Khi người tham gia BHYT điều trị các bệnh hiểm nghèo, Quỹ bảo hiểm y tế cũng chi trả một số loại thuốc như thuốc chữa bệnh ung thư. Mời bạn đọc theo dõi bài viết danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả 2022 để biết thêm thông tin.
Như vậy, câu hỏi Bảo hiểm y tế có chi trả bệnh hiểm nghèo không? Mức chi trả đã có lời giải đáp. Những người mắc bệnh hiểm nghèo có thể yên tâm phần nào khi được bảo hiểm y tế chi trả, hỗ trợ một phần khi chi phí khám chữa bệnh.
Bạn đọc có thể xem thêm cách tính BHYT mà chúng tôi đã chia sẻ để biết thêm thông tin.