Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2022

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tham gia vào thị trường lao động, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, của người sử dụng lao động là bao nhiêu phần trăm? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Codon.vn.

muc dong bao hiem that nghiep

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

Mục Lục bài viết:
1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
3. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
5. Điều kiện, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
6. Các câu hỏi thường gặp.
6.1. Nghỉ thai sản có phải đóng BHTN không?
6.2. Khi nào công ty phải đóng BHTN cho NLĐ?
6.3. Người giúp việc gia đình có phải đóng BHTN không?

* Danh mục từ viết tắt

- NLĐ: Người lao động

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

1.1. Mức đóng

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng BHTN của NLĐ là:

Mức đóng BHTN của NLĐ = 1% x tiền lương tháng.

Trong đó, tiền lương tháng được xác định như sau:

* Đối với NLĐ theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định

- Là tiền lương được trả cho NLĐ theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: là mức lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng).

- Căn cứ đóng tối đa là 20 tháng lương cơ sở = 20 x 1.490.000 đồng = 29.800.000 đồng/tháng => Mức đóng tối đa = 298.000 đồng/tháng.

(Căn cứ Điều 58 Luật Việc làm 2013 và Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Đối với NLĐ theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định

- Là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc: là mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ.

- Tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng là tiền lương tối thiểu vùng, tối đa là 20 tháng lương tối thiểu vùng, được tổng hợp qua bảng sau:

muc dong bao hiem that nghiep 2

Mức đóng BHTN của người lao động

Chú ý: Mức lương tối thiểu được hiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động cần trả cho người lao động. Tại Việt Nam, pháp luật quy định mức lương tối thiểu để một người lao động chấp nhận làm việc, tức là họ không thể bán sức lao động với giá thấp hơn. Chi tiết về mức lương này đã được định nghĩa tổng qua trên wikipedia.org qua bài viết này, mời bạn đọc theo dõi.

1.2. Ví dụ

Ví dụ 1:

Anh An làm việc tại Công ty TNHH dịch vụ xây dựng, HĐLĐ thời hạn 1 năm. Trong hợp đồng thỏa thuận mức lương 5 triệu đồng/tháng, trợ cấp hàng tháng là 2 triệu đồng.

Cho nên, tiền lương làm căn cứ đóng BHTN của anh An là 5 triệu + 2 triệu = 7 triệu đồng.

=> Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của anh An = 1% x 7.000.0000 đồng = 70.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2:

Bác Khánh làm Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, đây là người làm việc không chuyên trách ở xã.

Cho nên, tiền lương tháng đóng BHTN của bác Khánh là 1.490.000 đồng/tháng.

=> Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của bác Khánh = 1% x 1.490.000 = 14.900 đồng/tháng.

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động

2.1 Mức đóng

Mức đóng BHTN của NSDLĐ = 1% x Quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN

1.2 Hỗ trợ giảm mức đóng, ví dụ

- Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 thì một số NSDLĐ được hỗ trợ giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN.

- Thời gian hỗ trợ: 12 tháng, từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022, cụ thể như sau:

muc dong bao hiem that nghiep 3

Mức đóng BHTN của người sử dụng lao động

Ví dụ:

- Trường hợp anh An làm việc tại Công ty TNHH dịch vụ xây dựng, HĐLĐ thời hạn 1 năm, tiền lương làm căn cứ đóng BHTN của anh là 7 triệu/tháng (mục 1.2).

=> Công ty đóng BHTN cho anh là 1% x 7.000.0000 đồng = 70.000 đồng/tháng.

- Tuy nhiên, công ty thuộc đối tượng được hỗ trợ giảm mức đóng, cho nên từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, công ty không phải đóng BHTN cho anh An.

- Từ 1/10/2022 trở đi, nếu không có gì thay đổi, công ty đóng BHTN cho anh An là 70.000 đồng/tháng.

Tương tự, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định chi tiết về mức đóng BHXH cho NLĐ và NSDLĐ. Để tiện so sánh mức đóng bảo hiểm của 2 loại hình bảo hiểm này, bạn đọc có thể theo dõi bài viết chia sẻ mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2022 của chúng tôi.

3. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp

- Hàng tháng, NSDLĐ sẽ đóng BHTN theo mức 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN;

- Trích 1% tiền lương của từng NLĐ trước khi chi trả lương cho NLĐ đó;

- Khoản tiền của NSDLĐ và NLĐ sẽ cùng một lúc đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó thì tiền lương NLĐ nhận về hàng tháng là khoản tiền đã trừ đi tiền đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

4. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

* Mức hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

- Mức hưởng tối đa:

+ NLĐ theo chế độ tiền lương nhà nước: 05 lần mức lương cơ sở = 7.450.000 đồng/tháng.

+ NLĐ theo chế độ tiền lương NSDLĐ quy định:

Vùng I: 22.100.000 đồng/tháng;

Vùng II: 19.600.000 đồng/tháng;

Vùng III: 17.150.000 đồng/tháng;

Vùng IV: 15.350.000 đồng/tháng.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

+ Đóng đủ 12 - 36 tháng: Hưởng 03 tháng trợ cấp;

+ Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp;

+ Thời gian hưởng tối đa: 12 tháng.

* Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

NLĐ thất nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

* Hỗ trợ học nghề

Theo Quyết định 17/2021/QĐ-TTg thì mức hỗ trợ học nghề được quy định như sau:

- Khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: tối đa 4.5 triệu/người/khóa đào tạo.

- Khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: tối đa 4.5 triệu/người/tháng.

muc dong bao hiem that nghiep 4

Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2022

5. Điều kiện, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- NLĐ muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Nghỉ việc đúng quy định, không thuộc các trường hợp nghỉ việc trái pháp luật.

+ Đảm bảo thời gian đóng BHTN.

+ Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn nhận bảo hiểm.

+ Và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

- NLĐ phải tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc.

Chi tiết về điều kiện, thủ tục hưởng BHTN, mời bạn đọc theo dõi tại bài viết chia sẻ "thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp" của Codon.vn

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Nghỉ thai sản có phải đóng BHTN không?

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì thời gian NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày trở trong tháng lên hưởng chế độ thai sản thì sẽ NLĐ và công ty sẽ không phải đóng BHTN. Đồng thời, thời gian này cũng không được tính là thời gian đóng BHTN.

6.2. Khi nào công ty phải đóng BHTN cho NLĐ?

Theo Điều 44 Luật Việc làm 2013, công ty phải tham gia BHTN cho NLĐ tại cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

6.3. Người giúp việc gia đình có phải đóng BHTN không?

Theo Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì người giúp việc gia đình không phải đóng BHTN.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức đóng BHTN mà chuyên mục bảo hiểm của trang Codon.vn muốn cung cấp. Bạn đọc có thể theo dõi để kiểm tra, đảm bảo những thông tin về mức đóng BHTN của mình.

Bài liên quan