Đã nghỉ việc hưởng BHYT như thế nào, nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm y tế không là thắc mắc của không ít người lao động hiện nay. Về vấn đề này, chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể nhất.
Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế? Nghỉ việc tham gia đóng bảo hiểm y tế thế nào?
* Danh mục từ viết tắt:
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
Căn cứ tiết 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/BHXH thì khi có người lao động nghỉ việc, đơn vị phải làm thủ tục báo giảm lao động. Trường hợp lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
=> Theo quy định nêu trên, khi nghỉ việc, thẻ BHYT của NLĐ cũng bị hết hiệu lực cho đến tháng mà NSDLĐ báo giảm lao động. Người tham gia BHYT có thể tiến hành tra cứu thẻ bảo hiểm y tế để nắm được thời điểm thẻ hết hạn.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết mua bảo hiểm y tế ở đâu để nắm một số quy định về BHYT.
Như đã nêu ở trên, khi nghỉ việc, người lao động không thể sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Nhiều người thắc mắc đã nghỉ việc mức hưởng BHYT như thế nào? Điều này hoàn toàn có cách giải quyết, nếu NLĐ muốn hưởng bảo hiểm y tế thì có thể tiến hành như sau:
- Nếu NLĐ muốn đóng BHYT sau khi nghỉ việc ngay lập tức thì có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
+ NLĐ có thể mua thẻ BHYT tự nguyện tại các đại lý thu BHYT (ví dụ như các bưu điện, điểm thu BHXH, BHYT) hoặc UBND xã nơi cư trú.
+ Khi NLĐ làm việc tại công ty khác, thuộc đối tượng đóng BHYT thì có thể chuyển qua đóng theo trường hợp do NLĐ và công ty đóng.
Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022 đã được pháp luật quy định cụ thể, thông qua đó mà NLĐ dễ dàng xác định được mức đóng hàng tháng của mình.
- Tham gia BHYT nếu làm việc tại công ty khác
Trường hợp ngay sau khi nghỉ việc, người lao động đã tìm được việc làm mới thì có thể chờ để đóng BHYT ở đơn vị sử dụng lao động mới.
Nghỉ việc bao lâu thì bị cắt bảo hiểm y tế? Hướng dẫn tiếp tục đóng bảo hiểm y tế khi nghỉ việc.
Đây cũng là một phương án giúp người lao động đã nghỉ việc được hưởng BHYT mà không phải tham gia BHYT hộ gia đình.
- Theo Điều 51 Luật Việc làm 2013 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
=> Như vậy, NLĐ đã nghỉ việc có thể làm hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp. Trong khoảng thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, NLĐ sẽ được chế độ bảo hiểm y tế.
- Lưu ý: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải nộp trong vòng 3 tháng kể từ khi nghỉ việc đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ muốn nhận tiền trợ cấp (nơi thường trú/tạm trú).
Nội dung nêu trên đã giải quyết được câu hỏi đã nghỉ việc hưởng BHYT như thế nào cho nhiều người lao động. Tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu của mình mà người lao động có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong trường hợp không tiếp tục đóng BHYT, mà cũng không đăng ký nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động sẽ không thể sử dụng thẻ BHYT để chi trả các chi phí khám chữa bệnh.
Lưu ý, việc hưởng BHYT phụ thuộc vào việc người lao động có đang tham gia BHYT hay không và mức hưởng sẽ phụ thuộc vào đối tượng tham gia chứ không phụ thuộc vào mức đóng BHYT để có thêm thông tin khi cần.