Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN chính xác nhất

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN hiện được quy định cụ thể tại Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công cần nắm rõ nội dung này để đảm bảo tính đúng thu nhập chịu thuế, đảm bảo quyền lợi của mình.

cac khoan phu cap tro cap khong chiu thue tncn

Tiền chuyên cần có tính thuế TNCN không? Tổng hợp các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN

Mục Lục bài viết:
1. Hiểu về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
2. Tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN.
3. Lưu ý đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN.

* Danh mục từ viết tắt:

- TNCN: Thu nhập cá nhân.

1. Hiểu về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

- Về vấn đề thuế, mã số thuế TNCN: Mỗi cá nhân khi đăng ký thuế sẽ có mã số thuế cá nhân. Mã số thuế được sử dụng thường xuyên khi làm việc với cơ quan thuế, quyết toán thuế. Cách tra cứu mã số thuế cá nhân cũng được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể xem thêm. 

- Nhắc đến các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN, chúng ta cần hiểu đây là những khoản nằm trong thu nhập từ tiền lương, tiền công.

- Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

=> Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, gồm có:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN (được nêu tại mục 2 dưới đây).

2. Tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN

Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây không phải chịu thuế TNCN:

(1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Ví dụ: trợ cấp hàng tháng cho thân nhân của người có công với cách mạng.

(2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

(3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

(4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

- Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

- Ví dụ như các nghề/công việc sau: Làm việc trên đỉnh lò cốc; lái xe chặn than cốc nóng; khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò; sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ.

(5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

Ví dụ: Phụ cấp thu hút dành cho giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

cac khoan phu cap tro cap khong chiu thue tncn 2

Phụ cấp nhà ở, phụ cấp xăng xe, điện thoại có tính thuế TNCN? Cập nhật các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 111/2013/TT-BTC

(6) Các khoản trợ cấp sau đây:

- Trợ cấp khó khăn đột xuất;

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản;

- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản;

- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động;

- Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng,

- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp;

- Các khoản trợ cấp khác Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội quy định.

(7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội.

Hiện nay, có 08 đối tượng bảo trợ theo quy định của Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Ví dụ như trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.

(8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

(9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

(10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

(11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Ngoài các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN, còn có nhiều trường hợp cá nhân được miễn, giảm thuế. Đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đã được chúng tôi nêu cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

3. Lưu ý đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Nếu các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài => được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN đã được quy định rõ ràng. Thông qua nội dung bài viết của chuyên mục Pháp luật Thuế trang Codon.vn cá nhân có thể dễ dàng theo dõi để thực hiện đúng quy định pháp luật về vấn đề này. Liên quan đến nội dung thuế thu nhập cá nhân, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Bài liên quan