Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công sẽ được xác định dựa vào việc người lao động là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Đồng thời, hợp đồng lao động cũng là yếu tố được xem xét để tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Pháp luật Thuế để biết cụ thể thông tin.
Quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công năm 2022
* Danh mục từ viết tắt:
- TNCN: Thu nhập cá nhân.
- NLĐ: Người lao động.
- Thu nhập từ tiền lương tiền công của người lao động là cá nhân cư trú hay không cư trú?
+ Cá nhân cư trú là người đáp ứng 01 trong các điều kiện sau:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
+ Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.
- Xác định loại hợp đồng mà NLĐ tham gia để có phương pháp tính thuế phù hợp.
- Xác định các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN theo hướng tại bài viết này khi tính thu nhập chịu thuế.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến theo pháp luật hiện hành
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong hai điều kiện đã nêu tại mục 1 của bài viết.
a. Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
* Công thức tính thuế TNCN: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Cụ thể:
- Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản sau:
Khoản đóng góp BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, giảm trừ gia cảnh cá nhân (11 triệu đồng/tháng đối với năm 2022), giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc có đăng ký (4.4 triệu đồng/người/tháng), khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.
- Thuế suất
Thuế suất thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được tính theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần như sau:
* Cách tính:
- Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công phải nộp là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc nhân (x) với thuế suất tương ứng.
- Phụ lục Thông tư 111/2013/TT-BTC đã cụ thể hóa phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần bằng Biểu tính thuế rút gọn.
=> NLĐ áp dụng Biểu tính thuế rút gọn sau để tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công một cách dễ dàng:
* Ví dụ:
Chị Quỳnh là người lao động có hợp đồng làm việc 36 tháng với Công ty TNHH tư vấn đầu tư Nhật Minh. Tổng thu nhập hàng tháng của chị là 20 triệu đồng, trong đó có: tiền nộp bảo hiểm các loại là 1 triệu đồng, chị có đăng ký 01 người phụ thuộc là mẹ chị.
=> Tính thuế thu nhập cá nhân của chị Quỳnh như sau:
Thu nhập tính thuế = 20 triệu - 1 triệu - 11 triệu - 4.4 triệu = 3.6 triệu đồng/tháng.
Dựa theo Biểu tính thuế rút gọn thì số thuế TNCN chị Quỳnh phải nộp là 5 % x 3.6 triệu = 180.000 đồng/tháng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết mức lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân
b. Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng
- Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 đồng/lần trở lên thì bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả.
- Công thức: Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x 10%
- Với trường hợp này, cá nhân chỉ có một thu nhập duy nhất thuộc đối tượng bị khấu trừ thuế có thể làm cam kết để không bị khấu trừ.
- Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN.
- Công thức: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x 20%
+ Thu nhập chịu thuế với cá nhân này: Xác định tương tự như thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú nêu tại mục 1.
+ Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam => Thu nhập chịu thuế tính như sau:
TH1: Cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam
TH2: Cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam trong hai trường hợp trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Như vậy, cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cũng không quá phức tạp, người lao động có thể tự mình áp dụng vào trường hợp của bản thân. Người lao động cũng cần phải chú ý đến vấn đề quyết toán thuế TNCN. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo thêm để nắm thông tin.