Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế được quy định tại Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công gồm có:
Phụ cấp tiền thuê nhà có tính thuế TNCN? Cập nhật các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công năm 2022
* Danh mục từ viết tắt:
- TNCN: Thu nhập cá nhân.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Lưu ý: Thu nhập cá nhân được hiểu là tổng các khoản thu nhập mà cá nhân kiếm được trong một khoảng thời gian, bao gồm cả tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác. Thông tin về các khoản tạo nên thu nhập cá nhân và quy định pháp luật về việc tính thuế thu nhập đã được wikipedia.org tổng hợp, bạn đọc có thể bấm xem thêm bài viết này để có thêm thông tin.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập mà NLĐ nhận được từ NSDLĐ thông qua quan hệ lao động.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể xác định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công như sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương tự (theo thỏa thuận giữa các bên).
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp tại Điểm b, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111.
- Tiền thù lao dưới bất kỳ các hình thức.
- Tiền nhận được từ việc tham gia vào các hiệp hội, hội nghề nghiệp, tổ chức khác được NSDLĐ chi trả.
- Bất kỳ khoản lợi ích nào ngoài tiền lương, tiền công mà NLĐ được hưởng.
- Bất kỳ khoản thưởng nào nhận được từ người sử dụng lao động. Trừ các khoản thưởng tại điểm e, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111.
Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH không? Cập nhật các khoản thu nhập chịu thuế TNCN 2022
Theo Điểm g, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC có 10 khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
- Khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo của NLĐ và thân nhân của họ.
- Khoản tiền từ việc sử dụng phương tiện đi lại ở NSDLĐ thuộc khối nhà nước.
- Khoản tiền từ nhà ở công vụ.
- Khoản tiền có được ngoài tiền lương, tiền công do thực hiện hoạt động liên quan đến xây dựng văn bản pháp luật và các hoạt động liên quan đến phục vụ trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở lên.
- Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do NSDLĐ tổ chức.
- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi cho NLĐ nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam hoặc lao động người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam làm việc tại nước ngoài từ mầm non đến THPT.
- Các khoản thu nhập nhận được từ Hội, tổ chức tài trợ nếu cá nhân là thành viên.
- Khoản trả phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Khoản tiền đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình NLĐ.
Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN 2022
Bên cạnh các khoản thu nhập từ tiền lương, khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn, chứng khóan của người lao động cũng là đối tượng chịu thuế TNCN. Tổng quan thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm đọc nội dung bài cách tính thuế TNCN từ đầu tư chứng khoán.
Để tính thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, cần căn cứ vào quy định tại Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007, cụ thể:
Thu nhập chịu thuế = Tổng số thu nhập người nộp thuế nhận được từ các khoản thu nhập được nêu ở mục 1 trong một kỳ tính thuế.
Lưu ý:
- Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công khác với thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Khoán đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN + Khoản giảm trừ gia cảnh).
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế:
+ Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế hoặc;
+ Thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Công thức tính thuế TNCN:
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Khoán đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN + Khoản giảm trừ gia cảnh).
- Thuế suất được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. (Tham khảo chi tiết tại bài viết biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân để có thêm thông tin về vấn đề này.)
Với những thông tin mà Blog Codon.vn chia sẻ, có thể thấy, các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công phải được xác định cụ thể, rõ ràng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp hoặc quyết định NLĐ có phải nộp thuế hay không.