Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng I, II, III từ 20/3/2021

Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS

Đánh giá chức danh giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng sẽ dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định. Đối với tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS được quy định cụ thể tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

tieu chuan chuc danh giao vien thcs

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo

Mục Lục bài viết:
1. Đánh giá tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS.
2. Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS.
2.1. Đối với giáo viên THCS hạng III.
2.2. Đối với giáo viên THCS hạng II.
2.3. Đối với giáo viên THCS hạng I.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Thăng hạng giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.11.
3.2. Thăng hạng giáo viên THCS hạng I mã V.07.04.10.

* Danh mục từ viết tắt

- THCS: Trung học cơ sở

- GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

1. Đánh giá tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS.

Theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THCS được đánh giá dựa trên 03 tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn về đạo đức.

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

- Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.

Tại Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS bao gồm 03 hạng: hạng III, hạng II, hạng I

- Giáo viên THCS hạng III - Mã số V.07.04.32.

- Giáo viên THCS hạng II - Mã số V.07.04.31.

- Giáo viên THCS hạng I - Mã số V.07.04.30.

Đối với mỗi chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS sẽ có quy định về mức độ tiêu chuẩn khác nhau dựa trên những tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ, năng lực.

tieu chuan chuc danh giao vien thcs 2

Tìm hiểu tiêu chuẩn, cách phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS

Lưu ý: Trung học cơ sở (viết tắt THCS hay cấp 2) là một bậc học sau tiểu học (cấp 1) và trước trung học phổ thông (cấp 3). Tại Việt Nam, THCS kéo dài trong 4 khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 9. Để hiểu rõ hơn về cấp học này, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.

2. Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS

Đối với chức danh giáo viên THCS hạng I, II, III thì đều phải được đánh giá thông qua tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, năng lực, trình độ. Tuy nhiên ở mỗi hạng khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với từng chức danh mà pháp luật quy định.

2.1. Đối với giáo viên THCS hạng III.

* Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

Căn cứ tại Khoản 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THCS hạng III như sau:

(1) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngành giáo viên và địa phương về giáo dục THCS.

(2) Đạo đức: thường xuyên trau dồi, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

(3) Cách ứng xử:

+ Đối với học sinh: thương yêu, công bằng, tôn trọng, bảo vệ học sinh, gương mẫu trước học sinh.

+ Đối với đồng nghiệp: đoàn kết, giúp đỡ.

+ Nghiêm túc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, hành vi, ứng xử, trang phục.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng các tiêu chí sau được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021:

- Về bằng cấp:

+ Phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.

+ Phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo quy định (nếu chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân trở lên).

- Về chứng chỉ liên quan: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THCS hạng III theo quy định.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên THCS hạng III như sau:

- Nắm rõ các quy định về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những quy định của ngành giáo dục.

- Về kiến thức chuyên môn giảng dạy:

+ Nắm vững kiến thức môn học được phân công, đảm nhiệm giảng dạy.

+ Có những phương pháp giảng dạy khoa học, theo kế hoạch nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

+ Áp dụng, kết hợp các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá năng lực phù hợp với khả năng của học sinh.

+ Xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập giảng dạy, học tập một cách khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

+ Có khả năng sử dụng ngoại ngữ/tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

+ Ngoài ra còn có khả năng trong những việc như: tư vấn tâm lý, định hướng nghề nghiệp, là cầu nối xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa phụ huynh - học sinh - nhà trường.

tieu chuan chuc danh giao vien thcs 3

Tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III từ 20/3/2021

Lưu ý: Bên cạnh các quy định về việc tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định chi tiết về cách tính tiền lương làm thêm giờ cho công chức, viên chức. Bạn đọc có thể tham khảo vấn đề này để hiểu, nắm được quy định pháp luật về vấn đề này.

2.2. Đối với giáo viên THCS hạng II.

* Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THCS hạng II là:

(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng III đã nêu ở trên.

(2) Luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2021, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên THCS hạng II được quy định như sau:

- Về bằng cấp: Phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.

- Về chứng chỉ liên quan: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.

- Trường hợp đặc biệt: nếu chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên thì có thể lựa chọn giáo viên: có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2021, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên THCS hạng II được quy định như sau:

- Về bằng cấp: Phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.

- Về chứng chỉ liên quan: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.

- Trường hợp đặc biệt: nếu chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên thì có thể lựa chọn giáo viên: có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

tieu chuan chuc danh giao vien thcs 4

Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng 2 mới theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

2.3. Đối với giáo viên THCS hạng I.

* Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, đối với giáo viên THCS hạng I tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là:

(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng II

(2) Phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên THCS hạng I cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021, cụ thể:

- Về bằng cấp: có một trong ba loại bằng cấp sau:

+ Bằng thạc sĩ thuộc ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.

+ Bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với môn học đảm nhiệm giảng dạy trở lên.

+ Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

- Về chứng chỉ: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I theo quy định.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

Giáo viên THCS hạng I cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Nắm rõ + tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện các quy định về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những quy định của ngành giáo dục.

- Có khả năng thực hiện và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong:

+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp, công nghệ dạy học phù hợp với năng lực, sự phát triển của học sinh.

+ Sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh.

+ Triển khai có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng học sinh.

+ Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với đồng nghiệp.

- Có khả năng trong việc:

+ Ứng dụng công nghệ thông tin + sử dụng ngoại ngữ/tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ được giao.

+ Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;

- Về thành tích: Được công nhận các danh hiệu như: chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi và các danh hiệu khác tương đương.

- Về thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III:

+ Hình thức: dự thi hoặc xét thăng hạng.

+ Điều kiện: phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Lưu ý: Tương tự, thông tư 08/2013/TT-BNV và Thông tư 03/2021/TT-BNV (sửa đổi Thông tư 08) cũng quy định chi tiết điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, giáo viên THCS. Toàn bộ vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tìm hiểu để biết cách phấn đấu nâng lương cho mình.

3. Câu hỏi liên quan

3.1. Thăng hạng giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.11.

Câu hỏi 1: Giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.11 có được lên hạng giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.31 không?

Trả lời:

Thăng hạng đối với giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.11 được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Giáo viên THCS hạng II (mã V.07.04.11) → giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32): Nếu chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31)

- Giáo viên THCS hạng II (mã V.07.04.11) → Giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31): Nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31)

Như vậy, giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.11 có thể được bổ nhiệm hạng giáo viên THCS hạng II mã V.07.04.31 nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định mà không phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng.

3.2. Thăng hạng giáo viên THCS hạng I mã V.07.04.10.

Câu hỏi 2: Giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm lên giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) khi nào?

Trả lời:

Đối với giáo viên THCS hạng I - mã số V.07.04.10 sẽ được bổ nhiệm lên hạng giáo viên THCS hạng I - mã số V.07.04.30 khi: đạt các tiêu chuẩn của hạng I - mã số V.07.04.30 theo quy định của pháp luật (Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT).

Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng I, II, III đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Việc đặt ra các tiêu chí này nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS cũng như để đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc đánh giá, xét chức danh giáo viên.

Bài liên quan