THPT là ngưỡng cửa quan trọng để học sinh lựa chọn con đường tương lai cho chính mình vì vậy đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng. Người giảng dạy tại các cơ sở THPT đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức tốt để đảm bảo chất lượng đào tạo tối ưu nhất. Vậy, pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT như thế nào?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, II, III từ ngày 20/3/2021.
- Giáo viên THPT hạng 3 có mã số là V.07.05.15
- Về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp: Giáo viên THPT hạng 3 phải đảm bảo tiêu chuẩn tương tự như giáo viên tiểu học hạng III, độc giả có thể xem chi tiết tại: Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học mới nhất.
+ Tuy nhiên, cần chú ý, đối với giáo viên tiểu học thì chấp hành các quy định của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học, còn đối với giáo viên THPT thì chấp hành các quy định của ngành, địa phương về giáo dục THPT.
- Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Tối thiểu bằng đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên; có thể bằng đại học chuyên ngành khác nhưng phải phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng III, nếu mới được tuyển dụng thì phải có chứng chỉ này trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Cơ bản tương tự như giáo viên tiểu học hạng III, ngoài ra, còn có một số năng lực điển hình như:
+ Dạy học qua internet, trên truyền hình.
+ Có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên.
- Vì là hạng thấp nhất trong các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT nên không đặt ra vấn đề thi hay xét tuyển thăng hạng đối với giáo viên THPT hạng III.
- Giáo viên THPT hạng 2 có mã số là V.07.05.14
- Giáo viên THPT hạng 2 phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của giáo viên THPT hạng III, đồng thời phải có thêm các tiêu chuẩn khác:
+ Về đạo đức nghề nghiệp: Luôn luôn gương mẫu thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo.
+ Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng II. - Nội dung về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh được phân tích chi tiết tại bài viết: Giáo viên có được tự đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
+ Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Là chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên.
- Thi/xét thăng hạng: Để được thi/xét thăng hạng giáo viên THPT hạng II, cá nhân phải ở chức danh giáo viên THPT hạng III trong thời gian ít nhất đủ 09 năm tính đến khi nộp hồ sơ thi hoặc xét thăng hạng. Thời gian ít nhất đủ 09 năm không tính thời gian tập sự.
Giáo viên THPT hạng 2 cần đáp ứng những điều kiện gì? Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2
- Giáo viên THPT hạng 1 có mã số là V.07.05.13.
- Giáo viên THPT hạng 1 là hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT cao nhất với những tiêu chuẩn khắt khe nhất.
- Giáo viên THPT hạng 1 phải đảm bảo các tiêu chuẩn của giáo viên THPT hạng 2, đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
+ Về đạo đức nghề nghiệp: Phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo.
+ Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Tối thiểu bằng thạc sĩ thuộc ngành đào tạo giáo viên/chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy/quản lý giáo dục; Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng I.
+ Về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh; hoặc có bằng khen, được công nhận từ cấp tỉnh trở lên đối với danh hiệu giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.
- Thi/xét thăng hạng: Đối tượng là cá nhân đã ở chức danh giáo viên THPT hạng II tối thiểu đủ 06 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi hoặc xét tuyển. Xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn chuyển hạng giáo viên các cấp năm 2022
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I được đánh giá là quá khó, không phù hợp với điều kiện hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ của Blog trên trang Codon.vn về tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT. Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT là cơ sở để viên chức là giáo viên phấn đấu để thực hiện các mục tiêu trong quá trình làm nhà giáo của mình, thăng hạng chức danh là cách để cải thiện tiền lương đối với giáo viên nhằm đảm bảo quá trình gắn bó ổn định với nghề.