Người lao động trong thời gian thử việc, người giúp việc gia đình là hai trong số những trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chi tiết về các trường không phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành được chuyên mục bảo hiểm trên trang codon.vn thông tin đến bạn đọc như sau.
Các trường hợp không phải đóng BHXH năm 2022 theo Luật BHXH 2014
* Danh mục từ viết tắt
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- NLĐ: Người lao động
- Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Theo cách hiểu này thì sẽ có những trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ sau: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Để được những chế độ này thì người tham gia BHXH bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.
Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc cập nhật mới nhất
Lưu ý: BHXH bắt buộc là một loại hình bảo hiểm bắt buộc do nhà nước quy định về điều kiện, mức phí tham gia và số tiền bảo hiểm tối thiểu. Chi tiết khái niệm bảo hiểm bắt buộc đã được bách khoa toàn thư wikipedia.org chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc có thể click vào bài viết để tìm hiểu thêm.
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì những người không thuộc các đối tượng sau đây sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc:
- Người làm việc theo HĐLĐ: không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Trong đó áp dụng đối với cả trường hợp ký kết HĐLĐ giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
- Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng - dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Những người làm việc trong quân đội và công an nhân dân:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn như phó trưởng công an xã, phó bí thư đoàn xã, phó chủ tịch hội cựu chiến binh,..
- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định.
Để biết cụ thể hơn những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, mời bạn đọc xem thêm bài viết chia sẻ đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 mà Codon.vn chia sẻ, tổng hợp trước đây.
=> Như vậy, một số ví dụ cụ thể về những người không thuộc đối tượng nêu trên như:
- Người đang trong thời gian thử việc;
- Người giao kết công việc bằng lời nói;
- Người ký HĐLĐ dưới 01 tháng.
Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm y tế, BHXH bắt buộc
Trên cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, trường hợp sau không phải đóng BHXH bắt buộc:
- NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
=> Tháng này, NLĐ không phải đóng BHXH bắt buộc, đồng thời cũng không được tính để hưởng BHXH.
- Lưu ý trường hợp này không áp dụng với trường hợp NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến vấn đề số ngày làm việc trong tháng phải đóng BHXH, bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết nghỉ việc 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHXH, BHYT không để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Theo khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì NLĐ là người giúp việc gia đình không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH => NLĐ là người Việt Nam, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP;
- Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng.
- NLĐ thuộc các trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc có thể cân nhắc việc đóng BHXH tự nguyện để hưởng các quyền lợi về hưu trí và tử tuất.
- Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.
Trong đó:
+ Mức thu nhập do NLĐ lựa chọn làm căn cứ đóng thấp nhất = mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1.500.000 đồng/tháng.
+ Mức thu nhập do NLĐ lựa chọn làm căn cứ đóng cao nhất = 20 lần mức lương cơ sở = 29.800.000 đồng/tháng.
+ Ngoài ra, nhà nước có hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng khác theo tỷ lệ lần lượt là 30%, 25%, 10%.
Để tiện so sánh mức đóng phí bảo hiểm của các loại hình BHXH bắt buộc, tự nguyện, mời bạn đọc tham khảo bài viết mức đóng BHXH bắt buộc để có thêm thông tin.
Như vậy, Codon.vn đã giúp bạn tổng hợp những trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014. Những trường hợp này, người lao động có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện hoặc các hình thức bảo hiểm khác để được hưởng quyền lợi bảo hiểm.