Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2013

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Có thể thấy rằng, tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp khá phổ biến hiện nay. Khi giải quyết tranh chấp đất đai không thể thiếu bước hòa giải, các bên có thể tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Vậy thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện ra sao?

thu tuc hoa giai tranh chap dat dai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai năm 2013

Mục Lục bài viết:
1. Tranh chấp đất đai là gì?
2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
2.1. Tự hòa giải.
2.2. Hòa giải tại UBND cấp xã.
3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

1. Tranh chấp đất đai là gì?

- Tranh chấp đất đai là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, xuất phát từ những sự mâu thuẫn, xung đột về quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về đất đai.

- Các loại tranh chấp đất đai thường gặp:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

....

Tranh chấp đất đai gây ra rất nhiều những hậu quả đối với người sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai, an ninh trật tự. Do đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai là rất cần thiết và đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất hợp pháp.

thu tuc hoa giai tranh chap dat dai 2

Khái niệm, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân, tổ chức tại cấp cơ sở

Lưu ý: Các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, tổ chức được quy định chi tiết trong Luật đất đai, bộ luật điều chỉnh về chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Toàn bộ thông tin, nội dung của Bộ luật này đã được tổng hợp trên cổng bách khoa toàn thư wikipedia.org, mời bạn đọc xem thêm trong bài viết này để có thêm thông tin.

2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Căn cứ Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013:

"Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở"

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, bước đầu tiên cần thực hiện đó chính là hòa giải, ở đây các bên xảy ra tranh chấp có thể hòa giải bằng các cách sau:

2.1. Tự hòa giải.

Khi lựa chọn hình thức tự hòa giải tức là các bên có thể tự gặp gỡ, trao đổi, thống nhất, thương lượng với nhau để đi đến một kết quả cuối cùng nhằm giải quyết được vấn đề và hài hòa, đảm bảo về quyền và lợi ích cho tất cả các bên.

Đây là hình thức hòa giải mà Nhà nước khuyến khích, tuy nhiên kết quả của hình thức tự hòa giải phụ thuộc vào sự thiện chí, tự nguyện của các bên.

2.2. Hòa giải tại UBND cấp xã.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nếu các bên không tự hòa giải hoặc không hòa giải được với nhau thì sẽ gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để được hòa giải. Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã được tiến hành như sau:

Bước 1: UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải của người có yêu cầu.

Bước 2:

- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp đất đai.

- Thu thập giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã thành lập hội đồng hòa giải. Trong đó, thành phần hội đồng hòa giải bao gồm:

(1) Chủ tịch Hội đồng: do Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhiệm.

(2) Đại diện Ủy ban MTTQ cấp xã.

(3) Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp.

(4) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp cấp xã.

(5) Những thành phần tham dự khác: ngươi có uy tín trong dòng họ, người đại diện của một số hộ dân sinh, người biết rõ vụ, việc, đại diện Hội nông dân, Hội phụ nữ....

Bước 4: Thông báo đến các bên tham gia hòa giải.

UBND cấp xã thông báo bằng văn bản gửi đến các bên tham gia hòa giải có tên trong Hội đồng hòa giải, các bên có tranh chấp, các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó, nêu cụ thể thời gian, địa điểm, ngày giờ tham gia phiên hòa giải.

thu tuc hoa giai tranh chap dat dai 3

Thành phần hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã

Bước 5: Tổ chức hòa giải.

- Cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai chỉ được thực hiện khi các bên tranh chấp có mặt đầy đủ cùng với thành viên Hội đồng hòa giải, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

- Một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là hòa giải không thành.

Bước 6: Kết quả hòa giải.

- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản.

- Có 2 trường hợp có thể xảy ra sau khi tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai:

Trường hợp 1: Hòa giải tranh chấp đất đai thành công

- UBND cấp xã lập biên bản hòa giải thành.

- Các bên tham gia hòa giải đã thống nhất với nhau thông qua quá trình hòa giải, đi đến kết quả cuối cùng và kết thúc tranh chấp.

- Khi hòa giải thành mà dẫn đến sự thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất: UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành/không thành (nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành trước đó).

Trường hợp 2: Hòa giải tranh chấp đất đai không thành

- UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành.

- Nếu các bên tranh chấp thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UBND cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Lưu ý: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu các bên xảy ra tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà không thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã mà gửi đơn khởi kiện tại cơ quan Tòa án hoặc UBND cấp trên thì sẽ không được thụ lý giải quyết.

Tương tự, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và Luật đất đai 2013 cũng quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự các bước cần thực hiện để chuyển mục đích sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức. Chi tiết hồ sơ, thủ tục và chi phí phải nộp khi chuyển đổi quyền sử dụng đất đã được Codon.vn chia sẻ trong bài thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, mời bạn đọc tham khảo để sẵn sàng thực hiện.

3. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 3 Điều 61 nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là không quá 45 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ. Bạn đọc cần tham khảo, tìm hiểu để dễ dàng áp dụng vào thực tế mua bán, sử dụng đất của mình.

Liên quan đến việc sang tên, chuyển quyền sử dụng đất, Codon.vn đã chia sẻ bài thủ tục sang tên sổ đỏ. Bạn đọc có thể tham khảo để hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị và hoàn tất thủ tục sang tên đất đai khi mua bán, được cho, tặng.

Bài liên quan