Hộ gia đình, cá nhân thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mới có hiệu lực pháp luật. Vậy thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chuyên mục Đất đai trang Codon.vn để biết thông tin chi tiết.
Hồ sơ, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất
- Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì thế chấp quyền sử dụng đất (thế chấp sổ đỏ) là một biện pháp bảo đảm phải tiến hành đăng ký.
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là việc các bên trong giao dịch thế chấp đến tại Văn phòng đăng ký đất đai để làm hồ sơ, đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm (đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất) sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Biện pháp bảo đảm này hết hiệu lực khi xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
* Một điều cần lưu ý, không phải bất kỳ quyền sử dụng đất nào cũng được thế chấp. Về điều kiện thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất đã được pháp luật quy định cụ thể, mời bạn đọc theo dõi để biết thửa đất mình đang sử dụng có được thế chấp hay không.
Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký gồm có những giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu đăng ký (Mẫu số 01/ĐKTC): 01 bản chính.
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực nếu pháp luật quy định: 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) hoặc các loại giấy chứng nhận khác mà pháp luật quy định: Bản chính. Nếu đã bị mất sổ đỏ, bạn đọc theo dõi thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất mà chúng tôi đã hướng dẫn để áp dụng.
- Văn bản thỏa thuận (có công chứng, chứng thực) giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất nếu thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu.
- Giấy tờ chứng minh:
+ Văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền: 01 bản chính; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm những gì? Chi tiết địa điểm, thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ mới nhất
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
=> Thông thường, hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp thế chấp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ hướng dẫn tại mục 2.1.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (nêu tại mục 2.2).
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
+ Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.
+ Sau đó, tiến hành chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC thì phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất) là khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
=> Do đó, tại mỗi tỉnh, thành phố, mức phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh đó quy định cụ thể.
Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đã được quy định cụ thể. Người sử dụng đất có nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất của mình thì phải nắm rõ các bước tiến hành, hồ sơ, yêu cầu để thực hiện đúng pháp luật.
Liên quan đến lĩnh vực đất đai, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ