Thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định 79/2019/NĐ-CP

Thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất

Ghi nợ tiền sử dụng đất và thanh toán nợ tiền sử dụng đất là thủ tục đặc biệt được áp dụng với hộ gia đình, cá nhân cụ thể trong trường hợp nhất định. Nghị định 79/2019/NĐ-CP ghi nhận thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất như sau.

thu tuc ghi no va thanh toan no tien su dung dat

Nợ tiền sử dụng đất là gì? Quy định pháp luật về thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất và trả nợ tiền sử đụng đất mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất.
2. Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất.
3. Trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất.
3.1. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất trong hạn.
3.2. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất quá hạn.
3.3. Thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.
4.1. Nợ tiền sử dụng đất có được chuyển nhượng đất.
4.2. Thời hạn thanh toán nợ tiền sử dụng đất là bao lâu?
4.3. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ được xác định như thế nào?
4.4. Nợ tiền sử dụng đất có được xây nhà không?

1. Đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất.

Theo Điều 1, Khoản 1, Nghị định 79, đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất bao gồm:

- Hộ gia đình là hộ nghèo.

- Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số.

- Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Cá nhân là người có công với cách mạng.

- Cá nhân là người dân tộc thiểu số.

- Cá nhân là người có hộ khẩu thường tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn KT- XH khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất: Khi nhà nước thu hồi đất và được giao đất tái định cư.

Như vậy, người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư,..không phải là đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất.

Không phải mọi hộ gia đình, cá nhân đều được ghi nợ tiền sử dụng đất mà chỉ có các đối tượng nêu trên trong trường hợp được nhà nước giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

thu tuc ghi no va thanh toan no tien su dung dat 2

Quy định về đối tượng, các trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định 79

Lưu ý: Như đã thông tin ở trên, cá nhân, hộ gia đình là người dân tộc thiểu số chính là các đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định. Để hiểu, nắm rõ quy định pháp luật về các dân tộc này, bạn đọc có thể xem thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.

2. Trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 79/2019/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp giấy tờ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên và môi trường.

Thành phần hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất.

- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất.

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hình thức nộp: Trực tiếp/qua đường bưu điện.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên môi trường tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

- Rà soát, kiểm tra hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì lập Phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan.

- Trả Giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân.

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận Phiếu chuyển thông tin.

- Ban hành Thông báo gửi đến hộ gia đình, cá nhân, văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên và môi trường và cơ quan khác (nếu có).

+ Thời hạn: 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo.

Bước 4: Hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ.

- Căn cứ: Thông báo của cơ quan thuế về số tiền sử dụng đất không được ghi nợ.

- Bản chất: Là số tiền bồi thường, hỗ trợ vệ đất mà hộ gia đình, cá nhân đã được nhận.

- Cơ quan thu: Kho bạc nhà nước/đơn vị ủy nhiệm của kho bạc nhà nước

- Thời hạn nộp: 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Nộp chứng từ nộp tiền cho văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên môi trường để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 5: Hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả giải quyết.

- Được cấp Giấy chứng nhận.

+ Nội dung Giấy chứng nhận phải có số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán.

thu tuc ghi no va thanh toan no tien su dung dat 3

Hồ sơ, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất, thông tin về Nghị định 79 về ghi nợ tiền sử dụng đất

Chú ý: Liên quan đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa các loại sổ như sổ đỏ, sổ xanh, sổ trắng, sổ hồng. Để có thể hiểu và biết cách phân biệt các loại sổ này, bạn đọc có thể tìm hiểu bài viết phân biệt sổ hồng, sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh của Codon.vn.

3. Trình tự, thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất.

3.1. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất trong hạn.

- Căn cứ để thanh toán: Thông báo của cơ quan thuế.

- Thời hạn thanh toán: 05 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư.

- Cơ quan thu nợ: Kho bạc nhà nước.

Lưu ý: Nếu bị mất, thất lạc Thông báo của cơ quan thuế trong thời hạn nộp tiền sử dụng đất còn nợ thì phải đến cơ quan thuế để được cung cấp lại.

3.2. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất quá hạn.

- Quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất còn nợ, nếu chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ thì hộ gia đình, cá nhân phải đến cơ quan thuế để xác định lại:

+ Số tiền sử dụng đất còn nợ;

+ Tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ- Từ thời điểm hết thời hạn đến thời điểm đến cơ quan thuế xác định lại).

→ Hộ gia đình, cá nhân được nhận Thông báo ngay trong ngày làm việc.

+ Thời hạn nộp tiền: 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Thông báo.

+ Nếu quá thời hạn 30 ngày, hộ gia đình, cá nhân vẫn chưa nộp hết thì tiếp tục xác định lại số tiền còn nợ và tiền chậm nộp một lần nữa như quy định trên.

3.3. Thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên môi trường để được xóa nợ tiền sử dụng đất.

+ Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận (bản gốc), chứng từ nộp tiền sử dụng đất (bản gốc). Nếu bị mất chứng từ thì đến kho bạc để xác nhận số tiền đã nộp.

Linkt ải ; https://taimienphi.vn/download-mau-thanh-toan-no-tien-su-dung-dat-36570

+ Thời điểm thực hiện: Sau khi hoàn thành việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất.

- Văn phòng đăng ký đất đai/cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ, thực hiện xóa nợ trên Giấy chứng nhận và trả lại Giấy chứng nhận ngay trong ngày làm việc cho cá nhân, hộ gia đình.

thu tuc ghi no va thanh toan no tien su dung dat 4

Thủ tục xóa ghi nợ tiền sử dụng đất mới nhất

Chú ý: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi làm sổ đỏ, cá nhân, hộ gia đình cần phải nộp các khoản phí như phí sử dụng đất, phí trước bạ,... Tuy nhiên, cũng có các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ. Để nắm rõ hơn về thông tin này, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này của Codon.vn để xem thêm.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.

4.1. Nợ tiền sử dụng đất có được chuyển nhượng đất.

- Căn cứ vào Khoản 6, Điều 1, Nghị định 79/2019/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân ghi nợ tiền sử dụng đất phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp (nếu có) trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân còn nợ bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào hay nợ tiền sử dụng đất sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

4.2. Thời hạn thanh toán nợ tiền sử dụng đất là bao lâu?

- Thời hạn thanh toán nợ tiền sử dụng đất được quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định 79 là 05 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan có thẩm quyền.

- Sau 05 năm nếu hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì phải tiếp tục nộp đủ và nộp thêm tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ.

4.3. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ được xác định như thế nào?

- Khoản 2, Điều 1, Nghị định 79 đưa ra công thức xác định mức tiền sử dụng đất ghi nợ như sau:

Mức tiền sử dụng đất ghi nợ = Tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất tái định cư - Giá trị được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi.

4.4. Nợ tiền sử dụng đất có được xây nhà không?

- Theo quy định của Luật Đất đai, tại Khoản 1, Điều 168 thì hộ gia đình, cá nhân sẽ bị hạn chế quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho,..nếu còn nợ nghĩa vụ tài chính.

- Đồng thời, pháp luật xây dựng ghi quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cũng không bắt buộc về nghĩa vụ thanh toán nợ tiền sử dụng đất mà chỉ cần giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

=> Do đó, hộ gia đình, cá nhân khi nợ tiền sử dụng đất vẫn được xây nhà.

Thông tin về thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất đã được Blog Codon.vn chia sẻ chi tiết tới bạn đọc. Có thể thấy, ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đất đai của nhà nước, góp phần giải quyết những khó khăn cho các đối tượng đặc biệt trong thời gian đầu tái định cư.

Bài liên quan