Thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp đảm bảo được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Vậy điều kiện thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay là gì? Mời bạn đọc cùng chuyên mục Đất đai của Codon.vn tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, quy định về thế chấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013
Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp việc thế chấp quyền sử dụng đất như sau:
- Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng;
- Thế chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân;...
Tuy nhiên, không phải loại đất nào cũng được thế chấp. Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng/tổ chức kinh tế khác/cá nhân đối với các loại đất sau:
- Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
- Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
Với những loại đất nêu trên, theo Điều 188 Luật Đất đai, người sử dụng đất muốn thế chấp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đất có giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng). Nếu không may bị mất sổ, bạn đọc tham khảo bài viết thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Cá nhân có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất không? Điều kiện được nhận thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay
Bước 1: Kiểm tra, xác định thông tin, giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất tiến hành kiểm tra sổ đỏ/ sổ hồng hay các giấy tờ hợp pháp khác để xác định thông tin của quyền sử dụng đất, loại đất, thời hạn sử dụng đất.
- Kiểm tra thông tin đất có tranh chấp, có bị kê biên để đảm bảo thi hành án hay không.
Bước 2: Kiểm tra thực địa
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ về quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc thực tế mảnh đất.
- Thông qua việc kiểm tra thực tế, có thể định giá quyền sử dụng ddaasrt thế chấp.
Bước 3: Lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
- Các bên thỏa thuận nội dung của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
- Nhận bản gốc Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.
- Các bên tiến hành yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 4: Đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai
Chi tiết về nội dung này, mời bạn đọc xem tại bài viết thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Thông qua nội dung nêu trên, người sử dụng đất đã nắm được điều kiện thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành. Các bên thế chấp, nhận thế chấp cần phải đảm bảo thủ tục đăng ký để việc thế chấp có hiệu lực pháp luật.
Liên quan đến lĩnh vực đất đai, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết điều kiện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ mà chúng tôi đã chia sẻ trước đây.