Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo Luật Công chứng 2014

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một trong các đối tượng công chứng phổ biến tại tổ chức hành nghề công chứng. Để đảm bảo cho quá trình công chứng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, pháp luật đã có quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền như sau.

thu tuc cong chung hop dong uy quyen

Công chứng hợp đồng ủy quyền ở đâu? Cập nhật trình tự thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo pháp luật hiện hành

Mục Lục bài viết:
1. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
1.1. Hợp đồng ủy quyền là gì?
1.2. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng.
2. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mới nhất.
2.1. Công chứng hợp đồng ủy quyền đã được soạn thảo sẵn.
2.2. Công chứng hợp đồng ủy quyền do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu.
2.3. Công chứng hợp đồng ủy quyền tại hai tổ chức hành nghề công chứng.
3. Công chứng hợp đồng ủy quyền hết bao nhiêu tiền?

1. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

1.1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

- Hợp đồng ủy quyền được giải thích tại Bộ luật dân sự 2015 là "sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

- Hợp đồng ủy quyền tồn tại mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền thông qua đối tượng của hợp đồng là "công việc phải thực hiện".

- Hợp đồng ủy quyền phải được xác lập đáp ứng các điều kiện về chủ thể, đối tượng, nội dung của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, khi đó hợp đồng mới được công nhận và bảo vệ.

Lưu ý: Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là hai hình thức văn bản khác nhau. (Để đễ dàng so sánh, phân biệt 2 khái niệm này, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về giấy ủy quyền qua bài viết tổng hợp trên wikipedia.org qua bài viết này).

1.2. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng.

- Công chứng hợp đồng ủy quyền tức là việc công chứng viên của một Phòng/Văn phòng công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng ủy quyền.

- Người thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền là công chứng viên. (Nội dung chi tiết về khái niệm, tiêu chuẩn cần có để trở thành công chứng viên đã được Codon.vn chia sẻ trong bài Công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn trở thành công chứng viên, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.)

- Mặc dù được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, tuy nhiên, Bộ luật dân sự hiện hành không quy định về các trường hợp bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền.

- Luật Công chứng 2014 với tư cách là văn bản quy phạm chuyên ngành về công chứng chỉ quy định về "công chứng hợp đồng ủy quyền" tại điều 55 mà cũng không nêu ra các trường hợp bắt buộc phải công chứng đồng ủy quyền.

- Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có trường hợp bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền:

+ Tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về việc người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký tên trên hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình khi đã được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền bằng văn bản có công chứng.

+ Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về trường hợp người kháng cáo không thể tự mình kháng cáo có thể ủy quyền bằng văn bản có công chứng cho người khác đại diện mình kháng cáo.

- Ngoài 02 trường hợp trên, các văn bản khác cũng có quy định cụ thể về các trường hợp bắt buộc phải công chứng khi ủy quyền.

- Thông thường, hợp đồng ủy quyền thường có đối tượng là những công việc quan trọng, có ý nghĩa đối với bên ủy quyền và họ không đủ khả năng, điều kiện để thực hiện, vì vậy họ cần nhờ tới người khác. Hợp đồng ủy quyền đa phần đều có thù lao.

Nói tóm lại, công chứng hợp đồng ủy quyền bên cạnh các trường hợp bắt buộc, các cá nhân, cơ quan, tổ chức để đảm bảo tính an toàn pháp lý thì hoàn toàn có quyền lựa chọn việc công chứng. Vì vậy, thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được phân tích trong phạm vi bài viết này thực sự hữu ích với độc giả.

thu tuc cong chung hop dong uy quyen 2

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? Trường hợp nào cần công chứng?

2. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mới nhất.

Thủ tục làm hợp đồng ủy quyền công chứng được thực hiện theo quy định chung về thủ tục công chứng hợp đồng tại Mục 1 Chương V Luật Công chứng 2014 và quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014.

2.1. Công chứng hợp đồng ủy quyền đã được soạn thảo sẵn.

- Người yêu cầu công chứng chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu công chứng (có tại Phòng/Văn phòng công chứng).

+ Dự thảo hợp đồng ủy quyền.

+ Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật yêu cầu phải có.

Lưu ý: Các bản sao không cần chứng thực.

- Người yêu cầu công chứng đến trực tiếp tại Phòng/Văn phòng công chứng nộp hồ sơ. Công chứng viên kiểm tra, nếu đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

- Người yêu cầu sẽ được hướng dẫn về các thủ tục công chứng, được giải thích về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng ủy quyền.

Lưu ý: Công chứng viên phải kiểm tra kỹ hồ sơ.

- Công chứng viên có quyền yêu cầu làm rõ các vấn đề trong hồ sơ yêu cầu công chứng, đánh giá tình trạng giao kết hợp đồng ủy quyền về chủ thể, đối tượng.

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng ủy quyền và có quyền đề xuất các nội dung, điều khoản không đúng quy định pháp luật để người yêu cầu công chứng sửa chữa, nếu không sữa thì được quyền từ chối công chứng.

- Người yêu cầu đọc lại dự thảo hợp đồng ủy quyền hoặc được nghe đọc lại từ công chứng viên.

- Sau khi đọc lại, nếu người yêu cầu đồng ý với toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang của hợp đồng ủy quyền và xuất trình bản chính các giấy tờ được nêu ở trên để đối chiếu.

- Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng ủy quyền và đóng dấu.

2.2. Công chứng hợp đồng ủy quyền do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu.

- Người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị các loại giấy tờ như mục 2.1, nhưng không có dự thảo hợp đồng ủy quyền mà thay vào đó và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng ủy quyền.

- Nếu nội dung, ý định giao kết hợp đồng đúng quy định pháp luật thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng ủy quyền sau đó đọc cho người yêu cầu hoặc người yêu cầu công chứng tự đọc.

- Các trình tự thực hiện công chứng sau đó được thực hiện tương tự như đối với công chứng hợp đồng ủy quyền đã được soạn sẵn.

Hợp đồng ủy quyền có thời hạn công chứng tối đa là 02 ngày, nếu có nội dung phức tạp hoặc các yếu tố khách quan khác thì thời gian tối đa là 10 ngày.

2.3. Công chứng hợp đồng ủy quyền tại hai tổ chức hành nghề công chứng.

- Đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với công chứng hợp đồng ủy quyền. Xảy ra khi bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng.

- Cách giải quyết được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 55 Luật Công chứng là:

+ Bên ủy quyền công chứng hợp đồng ủy quyền tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi cư trú.

+ Sau đó, bên được ủy quyền yêu cầu Phòng/Văn phòng công chứng nơi cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này và hoàn tất thủ tục công chứng.

thu tuc cong chung hop dong uy quyen 3

Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhà đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3. Công chứng hợp đồng ủy quyền hết bao nhiêu tiền?

Công chứng hợp đồng ủy quyền là việc công chứng hợp đồng không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng. Mức phí được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC đối với công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng.

Bên cạnh việc công chứng hợp đồng ủy quyền, pháp luật cũng quy định chi phí công chứng cho các loại giấy tờ giao dịch như đất đai, di chúc, cấp bản sao,.. Để nắm được mức phí công chứng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo bài viết biểu phí công chứng đang áp dụng năm 2022 của Codon.vn.

Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn thông tin về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo quy định mới nhất. Thực chất, trình tự hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung. Người đọc cần nắm được cơ bản thủ tục này nhằm chủ động hơn trong việc tiếp cận và thực hiện nó một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Bài liên quan