Công chứng viên đang là xu hướng lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của các cử nhân luật. Vậy công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn trở thành công chứng viên được pháp luật quy định như thế nào? Thắc mắc của bạn đọc sẽ được Blog Codon.vn giải đáp ngay sau đây.
Công chứng viên là làm gì? Tìm hiểu điều kiện để trở thành công chứng viên theo Luật công chứng viên 2014
- Dựa trên giải thích tại Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 và các quy định liên quan, có thể hiểu: Công chứng viên là những người đủ tiêu chuẩn luật định, được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng trong các tổ chức hành nghề công chức (Văn phòng công chức và Phòng công chứng).
- Công chứng viên hoạt động với tư cách của chủ thể được nhà nước ủy nhiệm thực hiện dịch vụ công trong một số trường hợp, chẳng hạn như công chứng bản sao y, chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch, công chứng di chúc,...
- Công chứng viên ngày càng có vai trò quan trọng, phù hợp với chính sách xã hội hóa công chứng, chứng thực, chia sẻ hoạt động thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước.
- Công chứng viên là điều kiện quan trọng để quyết định sự ra đời của văn phòng công chứng. (Thông tin về định nghĩa, cơ cấu tổ chức của từng bộ phận trong văn phòng công chứng đã được chia sẻ trên wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm thông tin).
Để được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, bổ nhiệm công chứng viên, cá nhân phải có đủ tất cả các tiêu chuẩn được quy định tại Luật Công chứng, cụ thể:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam (có địa chỉ thường trú xác định và được chứng minh qua các giấy tờ cụ thể); tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng cử nhân Luật: Bằng tốt nghiệp đại học tại các cơ sở giáo dục đại học có ngành luật.
- Sau khi có bằng cử nhân luật, cá nhân có thời gian công tác ít nhất 05 trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
- Đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng tại Học viện tư pháp hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng đối với cá nhân được miễn đào tạo nghề theo quy định tại Điều 10 Luật Công chứng.
- Khi kết thúc thời gian tập sự hành nghề, cá nhân đạt yêu cầu kiểm tra kết quả.
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Tất cả các tiêu chuẩn trên phải được chứng minh thông qua các giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý, làm căn cứ để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư Pháp bổ nhiệm trở thành công chứng viên.
Các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm công chứng viên, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề công chứng
Là cá nhân có hoạt động nghề nghiệp độc lập, công chứng viên có các quyền và nghĩa vụ cụ thể được pháp luật ghi nhận. Thông tin chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của người làm nghề công chứng, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài chia sẻ quyền và nghĩa vụ của công chứng viên do Codon.vn biên tập, chia sẻ.
Quá trình trở thành công chứng viên được tính từ thời điểm cá nhân có bằng cử nhân luật cho đến khi được bổ nhiệm thành công chứng viên và trải qua các giai đoạn cụ thể như sau:
- (1) Bước đầu tiên trên "con đường" trở thành công chứng viên là người có bằng cử nhân luật tham gia khóa đào tạo nghề công chứng tại Học viện Tư pháp trong thời gian 12 tháng (Không áp dụng với người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 10 Luật Công chứng).
- Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.
- (2) Người được cấp giấy chứng nhận tiến hành tập sự hành nghề công chứng tại 01 tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian 12 tháng.
- (3) Nộp báo cáo kết quả tập sự và đăng ký kiểm tra kết quả tập sự tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Người đạt kết quả kiểm tra kết quả tập sự sẽ được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng đạt kết quả kiểm tra.
- (4) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình trở thành công chứng viên và do cá nhân đủ các tiêu chuẩn nêu tại Mục 2 thực hiện.
Để hiểu hơn về quy trình trở thành công chứng viên, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài chia sẻ điều kiện, thủ tục trở thành công chứng viên do Codon.vn tổng hợp.
Lộ trình để trở thành công chứng viên của cử nhân Luật
- Công chứng viên là một trong nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp dành cho các cử nhân luật, là một nghề có vai trò quan trọng và đặc thù trong xã hội. Vì vậy, nếu những ai chưa có định hướng rõ ràng tương lai thì có thể suy nghĩ đến việc học công chứng viên.
- Tuy nhiên, để được bổ nhiệm công chứng viên khá khó và mất rất nhiều thời gian. Điều này đã được nêu ở các phần trước đó. Bạn phải mất ít nhất 05 năm thì mới có thể trở thành công chứng viên.
- Đồng thời, mức lương của công chứng viên ở mặt bằng chung là không hề cao, yêu cầu hành nghề khắt khe và trách nhiệm cũng lớn.
Vì những lẽ đó, việc nên hay không nên học công chứng viên buộc cá nhân phải suy nghĩ kỹ và có thể tham khảo các ý kiến nêu trên để đưa ra quyết định đúng đắn.
Thực tế, công chứng viên là người thực hiện dịch vụ công trên cơ sở ủy nhiệm, do vậy, việc đặt ra tiêu chuẩn là điều cần thiết, nhằm đảm bảo nguồn lực chất lượng, có năng lực, kiến thức chuyên môn và khả năng chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định của mình. Hy vọng những thông tin được thể hiện trong bài viết chia sẻ công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn trở thành công chứng viên hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này..