Công chứng viên là ngành nghề đặc thù dành riêng cho cử nhân luật. Tuy nhiên, trở thành công chứng viên chưa bao giờ dễ dàng mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục để trở thành công chứng viên. Điều này được phản ánh cụ thể như sau.
Điều kiện cấp chứng chỉ công chứng viên? Tìm hiểu quy trình trở thành công chứng viên theo Luật công chứng 2014
- Nhiều người thắc mắc công chứng viên là gì? Công chứng viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật định, được bổ nhiệm làm công chứng viên và hoạt động nghề nghiệp trong các tổ chức hành nghề công chứng.
- Dựa trên quy định tại Luật Công chứng 2014, để trở thành công chứng viên, cá nhân là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ (1) Có đủ các tiêu chuẩn công chứng viên được ghi nhận tại Điều 8, Luật Công chứng.
+ (2) Được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm thành công chứng viên trên cơ sở đề nghị của cá nhân đủ tiêu chuẩn. (Nếu muốn tìm hiểu thêm về quyền hạn, nhiệm vụ, điều kiện để trở thành Bộ trưởng bộ tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bạn đọc có thể tìm đọc thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này).
+ (3) Không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên viên được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng. Đây chủ yếu là các trường hợp cá nhân đã, đang bị truy truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật.
Dựa vào những phân tích ở trên, có thể thấy, công chứng viên là điều kiện tiên quyết để quyết định sự ra đời và tồn tại của văn phòng công chứng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài chia sẻ điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng công chứng để có thêm thông tin.
Quy trình hay thủ tục trở thành công chứng viên xuất phát từ giai đoạn cá nhân có bằng cử nhân luật cho đến khi thực hiện thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
- Địa điểm: Học viện tư pháp.
- Thời gian đào tạo: 12 tháng.
- Kết quả: Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Lưu ý: Tham gia đào tạo nghề công chứng không áp dụng đối với:
+ Người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề ít nhất 05 năm.
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Quy trình cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề công chứng viên
- Đây là giai đoạn thứ hai trong thủ tục trở thành công chứng viên, giai đoạn này được thực hiện sau khi cá nhân đã hoàn thành khóa đào tạo nghề công chứng và đã được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.
- Thời gian tập sự: 12 tháng.
- Địa điểm tập sự: Tổ chức hành nghề công chứng.
- Thủ tục thực hiện: Tự liên hệ với Phòng/Văn phòng công chứng hoặc đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi muốn tập sự bố trí tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện.
+ Cá nhân phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Phòng/Văn phòng công chứng nhận tập sự.
- Thời điểm nộp báo cáo: Khi hết thời gian tập sự.
- Bộ Tư pháp là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự, số lượng kỳ kiểm tra là 02 lần/năm.
- Thủ tục đăng ký:
+ Gửi hồ sơ đăng ký, bao gồm Giấy đăng ký tham dự theo mẫu TP-TSCC-02 tại Thông tư 04/2015/TT-BTP và báo cáo kết quả tập sự tới Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
+ Sở Tư pháp sẽ ghi tên người đăng ký vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho kiểm tra và thông báo cho người đăng ký trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Kết quả: Người đạt kết quả kiểm tra sẽ được cấp giấy chứng nhận.
- Cá nhân đủ các tiêu chuẩn thông qua các giai đoạn trên được đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
- Hồ sơ đề nghị được gửi đến Sở tư pháp nơi đăng ký tập sự gồm có:
+ Đơn đề nghị (Mẫu TP-CC-03, Thông tư 01/2021/TT-BTP).
+ Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp tối đa 06 tháng).
+ Bản sao bằng cử nhân luật/ thạc sĩ/ tiến sĩ luật.
+ Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật.
+ Bản sao giấy chứng tốt nghiệp khóa đào tạo/ kết quả kiểm tra tập sự.
+ Giấy chứng sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ đề nghị khi nhận đủ hồ sơ của cá nhân trong thời gian 10 ngày.
- Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên khi nhận hồ sơ từ Sở Tư pháp trong thời gian 30 ngày.
Trình tự thủ tục bổ nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật công chứng 2014
Sau khi đáp ứng được các điều kiện để trở thành công chứng viên, cá nhân sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề công chứng viên và được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Nội dung chi tiết, bạn đọc có thể xem thêm trong bài chia sẻ quyền và nghĩa vụ của công chứng viên.
Điều kiện, thủ tục trở thành công chứng viên đã được Blog Codon.vn tổng hợp và chia sẻ. Có thể thấy, để trở thành một công chứng viên là một chặng đường dài, đòi hỏi cá nhân phải nghiêm túc, đầu tư thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Các cử nhân luật cần nắm rõ về quy trình trở thành công chứng viên để cân nhắc, đưa ra lựa chọn theo học cho mình.