Từ ngày 01/01/2022 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải áp dụng Thông tư 88/2021/TT-BTC về chế độ kế toán cho hộ, cá nhân kinh doanh. Trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý như sau.
Tìm hiểu những điểm mới thông tư 88/2021/TT-BTC
Theo Điều 2 Thông tư 88 thì các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bắt buộc phải áp dụng quy định của Thông tư này kể từ ngày 01/01/2022.
Bên cạnh đó, khuyến khích áp dụng quy định của Thông tư 88 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện.
Lưu ý: Hiện tại, công tác kế toán trong các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình đều tuân thủ theo chế độ kế toán của kế toán tài chính. (Thể hiện thông qua việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị). Để hiểu hơn về thuật ngữ kế toán này, bạn đọc có thể xem thêm trên wikipedia.org qua bài viết này.
Theo Thông tư 88/2021/TT-BTC thì hộ gia đình, cá nhân kinh doanh áp dụng danh mục chứng từ kế toán sau đây:
- Phiếu thu: Mẫu số 01-TT.
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT.
- Phiếu nhập kho: Mẫu số 03-VT.
- Phiếu xuất kho: Mẫu số 04-VT.
- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động: Mẫu số 05-LĐTL.
Với những chứng từ này, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải áp dụng theo mẫu mà Thông tư 88 ban hành, hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 "Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán".
Riêng Hóa đơn, Giấy nộp tiền vào NSNN, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng hoặc Ủy nhiệm chi thì có thể áp dụng theo quy định của các văn bản pháp luật khác.
Danh mục chứng từ kế toán sử dụng theo thông tư 88/2021/TT-BTC
Liên quan đến việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử tại các tổ chức doanh nghiệp từ 1/7/2022, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định chi tiết lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Để nắm được thời gian áp dụng hóa đơn điện tử đối với các tỉnh/thành phố theo từng giai đoạn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử của Codon.vn.
* Về nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa và lưu trữ sổ kế toán
Những nội dung này, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vận dụng theo quy định từ Điều 24, đến Điều 27 Luật Kế toán và hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư 88.
* Danh mục các sổ kế toán
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán như sau:
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: Mẫu số S1- HKD.
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số S2-HKD.
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh: Mẫu số S3-HKD.
- Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN: Mẫu số S4-HKD.
- Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động: Mẫu số S5-HKD.
- Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S6-HKD.
- Sổ tiền gửi ngân hàng: Mẫu số S7-HKD
Cách tổ chức sổ kế toán theo thông tư 88 của Bộ tài chính
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn những điểm mới trong Thông tư 88/2021/TT-BTC, quy định về chế độ kế toán cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Nội dung tại Thông tư thay thế cho nội dung Quyết định 169/2000/QĐ-BTC và Quyết định 131/2002/QĐ-BTC, cá nhân, hộ kinh doanh cần chú ý để thực hiện đúng.
Liên quan đến chế độ kế toán của các tổ chức, doanh nghiệp, ngày 19/10/2020, chính phủ đã ban hành Nghị định 123 về chế độ hóa đơn, chứng từ điện tử và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2022. Để nắm được những quy định pháp luật kế toán trong Nghị định này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết chia sẻ Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử của Codon.vn.