Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử từ 01/7/2022

Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022 đã mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ; quy định bổ sung các loại hóa đơn điện tử mới,... Ngoài ra, còn có nhiều nội dung mới về hóa đơn điện tử, chứng từ mà các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để thực hiện.

nghi dinh 123 2020 nd cp ve hoa don dien tu

Tổng quan Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ điện tử của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh từ 01/7/2022

Mục Lục bài viết:
1. Mở rộng đối tượng áp dụng sử dụng hóa đơn, chứng từ.
2. Bổ sung 2 loại hóa đơn điện tử mới.
3. Quy định hành vi bị cấm đối với công chức thuế, các tổ chức/cá nhân liên quan.
4. Nội dung hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, ủy nhiệm lập hóa đơn.
5. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.

1. Mở rộng đối tượng áp dụng sử dụng hóa đơn, chứng từ

TẢI NGHỊ ĐỊNH 123/2020/NĐ-CP VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI ĐÂY

So với Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Nghị định 123 đã bổ sung thêm nhiều đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ, gồm có:

- Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí;

- Người nộp thuế, phí và lệ phí.

- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai.

Chú ý: Theo quy định tại Nghị định 123 thì chứng từ kế toán điện tử là các loại chứng từ, biên lại được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử, do các các nhân, tổ chức cung cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử. Các thông tin về định nghĩa, đặc điểm của chứng từ điện tử đã được wikipedia.org tổng hợp, bạn đọc có thể xem thêm qua bài viết này.

2. Bổ sung 2 loại hóa đơn điện tử mới

Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã quy định thêm 2 loại hóa đơn điện tử mới, hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in và quy định về chứng từ. Cụ thể như sau:

- Nghị định 123 bổ sung: hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.

- Ngoài ra, Nghị định này còn bổ sung các quy định:

+ Quy định về hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng; các trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

+ Quy định về chứng từ: chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

nghi dinh 123 2020 nd cp ve hoa don dien tu 2

Quy định về 2 loại hóa đơn điện tử mới theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

3. Quy định hành vi bị cấm đối với công chức thuế, các tổ chức/cá nhân liên quan

Đây là nội dung mới của Nghị định 123 so với quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Theo đó, công chức thuế không được:

- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

- Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

- Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng không được:

- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ...;

- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

4. Nội dung hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, ủy nhiệm lập hóa đơn

Nội dung này, Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể so với quy định cũ. Nội dung chi tiết mời bạn đọc xem tại bài viết "Các lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123".

nghi dinh 123 2020 nd cp ve hoa don dien tu 3

Quy định về nội dung, thời điểm lập hóa đơn, ủy nhiệm lập hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ

5. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử

So với Nghị định cũ, Nghị định 123 quy định những nội dung mới sau đây về vấn đề tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử:

- Bổ sung quy định về nguyên tắc chung khi xây dựng thông tin hóa đơn điện tử, tra cứu, cung cấp và sử dụng thông tin hóa đơn đơn điện tử.

- Trách nhiệm cung cấp thông tin hóa đơn điện tử: Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.

- Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm 5 nhóm là:

+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;

+ Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;

+ Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;

+ Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

+ Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Bổ sung quy định về hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử - Nội dung này trước đây chưa được quy định.

Theo đó, bên sử dụng thông tin có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử.

Trên đây là một số điểm mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Những quy định trong Nghị định 123 sẽ được áp dụng từ 01/7/2022, các tổ chức, doanh nghiệp cần nắm được để áp dụng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng nắm rõ được các mốc thời gian áp dụng. Chi tiết về nội dung này, bạn đọc xem thêm tại bài viết Hướng dẫn lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử.

Bài liên quan