Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanh có hiệu lực thi hành từ 01/8/2021 đã có nhiều quy định mới mà hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh phải lưu ý để thực hiện. Sau đây là một số quy định mới nổi bật cần nắm rõ.
Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanhcó hiệu lực kể từ ngày 01/8/2021.
* Danh mục từ viết tắt
- GTGT: Giá trị gia tăng
- TNCN: Thu nhập cá nhân
- DN: Doanh nghiệp
So với Thông tư 92/2015/TT-BTC trước đó, Thông tư 40/2021/TT-BTC đã quy định cụ thể về một số khái niệm sau:
- Khái niệm hộ kinh doanh: Theo đó, quy định về cách hiểu hộ kinh doanh có sự thống nhất với Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Khái niệm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn: Việc xác định dựa vào quy mô doanh thu, lao động của hộ và cá nhân kinh doanh đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên.
- Các khái niệm: mức thuế khoán là gì, tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, hoạt động thương mại điện tử, sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ nội dung thông tin số là gì được quy định cụ thể. Trong khi đó, trước đây lại không có quy định về những nội dung này.
Chú ý: Thương mại điện tử (tiếng Anh e-commerce, e-comm hay EC), là sự mua bán sản phẩm, dịch vụ và thanh toán thông qua các hệ thống điện tử như internet, mạng máy tính. E-commerce được hiểu là sự tổng hòa của các hoạt động như bán lẻ trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử qua email, fax,... Chi tiết khái niệm, đặc điểm, hình thức phát triển của thương mại điện tử đã được tóm lược trên bách khoa toàn thư wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm.
Tại Phụ lục I Thông tư 40 đã bổ sung thêm nhiều khoản thu nhập tính thuế GTGT, thuế TNCN, ví dụ như:
- Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán: Tỷ lệ tính thuế GTGT 1%, thuế suất thuế TNCN 0.5%.
- Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác: Thuế suất thuế TNCN 0.5%.
Các khoản nộp về thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập cá nhân đối vối hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo thông tư 40/2021/TT-BTC
Liên quan đến thuế GTGT, chính phủ cũng ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định mức mức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu chưa có nhiều thông tin về nghị định này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chia sẻ Nghị định 15/2022 giảm thuế GTGT của Codon.vn để tìm hiểu thêm.
Thông tư 40 đã bổ sung thêm phương pháp tính thuế mới, gồm có:
- Phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế (Điều 5 Thông tư 40).
- Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân (Điều 8 Thông tư 40).
- Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 92/2015/TT-BTC trước đây, chỉ có 01 trường hợp có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân.
Cụ thể là trường hợp cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với DN, tổ chức kinh tế và có thỏa thuận về việc kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trong khi đó, khoản 1 Điều 8 Thông tư 40 đã quy định thêm rất nhiều đối tượng có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân, cụ thể gồm:
+ Tổ chức thuê tài sản của cá nhân: Trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế;
+ Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
+ Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác cho hộ khoán;
+ Cá nhân, tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay theo ủy quyền;
+ Tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài chi trả thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cho cá nhân theo thỏa thuận với nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài.
Mẫu biểu thông tư 40/2021/TT-BTC quy định các đối tượng có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN cho cá nhân kinh doanh
Trước đây, Thông tư 92/2015/TT-BTC cũng quy định về vấn đề này. Tuy nhiên khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC lại quy định cụ thể về các đối tượng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm có:
- Cá nhân kinh doanh lưu động;
- Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
- Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam ".vn";
- Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Để giảm thiểu gánh nặng thuế TNDN, thuế GTGT cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid 19, chính phủ cũng ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định việc giảm 30% thuế TNDN và thuế GTGT năm 2021 đồng thời miễn tiền chậm nộp cho các doanh nghiệp. Chi tiết nội dung Nghị định 92/2021 về miễn, giảm thuế TNDN, GTGT cho DN khó khăn do Covid đã được Codon.vn tổng hợp, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
Đây cũng là một nội dung mới mà Thông tư 40 quy định. Theo khoản 3 Điều 6 thì cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán.
Tuy nhiên vẫn phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn đọc điểm qua một số nội dung mới của Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế GTGT, thuế TNCN mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải lưu ý để thực hiện. Thông tư 40 đã có nhiều quy định cụ thể về các khái niệm, phương pháp tính thuế GTGT, TNCN giúp cho việc áp dụng trên thực tế trở nên dễ dàng hơn.