Chế độ thai sản không chỉ dành cho lao động nữ mà còn áp dụng đối với lao động nam có tham gia BHXH. Vậy thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với nam là bao nhiêu? Vấn đề này được chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn giải đáp chi tiết như sau.
Chồng đóng bảo hiểm bao lâu được hưởng thai sản? Quy định về thời gian tham gia BHXH hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
Lao động nam được hưởng chế độ thai sản trong 03 trường hợp theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp 1: Thực hiện biện pháp triệt sản. (Thông tin về khái niệm, cơ chế triệt sản ở nam và nữ theo góc nhìn của khoa học đã được chia sẻ tổng quan trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm).
- Trường hợp 2: Có vợ sinh con.
- Trường hợp 3: Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
Điều kiện bắt buộc: Phải đang đóng BHXH bắt buộc, tùy từng trường hợp thì yêu cầu về thời gian đóng cụ thể khác nhau (được nêu chi tiết tại mục 2).
- Thực tiễn pháp luật BHXH cho thấy, lao động nam chỉ cần đang tham gia BHXH thì sẽ được hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp thực hiện biện pháp triệt sản và trường hợp có vợ sinh con, không đặt ra điều kiện về thời gian đóng bao lâu. Việc tra cứu bảo hiểm xã hội đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể theo dõi để nắm thông tin.
- Trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đóng BHXH từ đủ ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi. Lao động nam có thể tra cứu BHXH bằng CMND để nắm được thời gian đóng bảo hiểm cúa mình.
- Đối với lao động nam muốn hưởng chế độ trợ cấp 01 lần thì:
+ Phải thuộc trường hợp: Vợ sinh con mà chỉ có cha tham gia BHXH;
+ Thời gian đóng BHXH: Tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bắt buộc thời gian đóng BHXH như sau:
Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Nếu là người chồng của người vợ nhờ mang thai hộ thì thời gian đóng cũng tương tự nhưng tính đến thời điểm nhận con).
Để biết thêm chi tiết về thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản nói chung, mời độc giả tham khảo bài viết đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản của Codon.vn.
Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với nam
- Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được nghỉ tối đa 15 ngày theo quy định tại Điều 37 Luật BHXH.
- Lao động nam có vợ sinh con thì tùy vào trường hợp, thời gian nghỉ cũng có sự khác nhau theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH:
+ Vợ sinh thường thì được nghỉ 05 ngày làm việc;
+ Vợ sinh mổ thì được nghỉ 07 ngày làm việc, sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Vợ sinh đôi trở lên mà phải mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Lao động nam nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ cho đến khi đủ 06 tháng tuổi theo quy định tại Điều 36 Luật BHXH.
Khác với khi sinh thường, lao động nữ khi sinh mổ, sinh đôi sẽ được hưởng nhiều chế độ BHXH đặc biệt hơn. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết chia sẻ chế độ thai sản khi sinh mổ, khi sinh đôi để tiện so sánh và có thêm thông tin về vấn đề này.
- Trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc thực hiện biện pháp triệt sản:
Mức trợ cấp = [Tổng tiền lương có 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản / (6 x 24)] x 100% x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp.
Ví dụ: Anh Hùng đang tham gia BHXH, có vợ sinh đôi, Anh Hùng được nghỉ 10 ngày làm việc. Mức bình quân tiền lương 06 tháng liền kề là 5.500.000 đồng.
Mức hưởng chế độ thai sản của anh Hùng được tính như sau:
Mức hưởng = 5.500.000 : 24 x 100% x 10 ngày = 2.292.000 đồng.
- Trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi:
Mức trợ cấp = (Tổng tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nhận nuôi con nuôi / 6) x 100% x số tháng nghỉ.
Ví dụ: Anh Cường, nhận nuôi một bé gái 03 tháng tuổi, anh Cường sẽ được nghỉ đến lúc bé gái đủ 06 tháng tuổi là 03 tháng.
Tiền lương bình quân đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nhận con nuôi là 7.000.000 đồng.
Mức trợ cấp anh Cường được nhận là:
Mức trợ cấp = 7.000.000 x 100% x 3 = 21.000.000 đồng.
Mức hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH là:
Mức trợ cấp = 2 x mức lương cơ sở
Lưu ý:
+ Mức trợ cấp được tính cho mỗi con được sinh.
+ Mức lương cơ sở được tính tại tháng sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản 2022 đối với lao động nam
Để có cái nhìn tổng quan hơn về chế độ thai sản mới nhất, mời bạn đọc theo dõi tại bài viết chế độ thai sản của Codon.vn đã chia sẻ trước đây.
Tùy thuộc vào từng trường hợp hưởng chế độ mà hồ sơ mà lao động nam phải chuẩn bị theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 cũng có sự khác nhau:
- Trường hợp lao động nam đề nghị hưởng chế độ khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con thì cần có:
+ Bảo sao Giấy chứng sinh/giấy khai sinh/trích lục khai sinh của con.
+ Giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh nếu con sinh mổ mà giấy chứng sinh không thể hiện được điều đó.
+ Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án/giấy ra viện của người mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Để được hưởng chế độ thai sản, lao động nam sẽ nộp hồ sơ sau khi quay trở lại làm việc cho người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản đúng theo quy định. Nếu chưa nắm được trình tự các bước cần thực hiện, bạn đọc có thể xem trong bài chia sẻ thủ tục hưởng chế độ thai sản để biết cách thực hiện.
Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với nam ở các trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì thời gian đóng này không ảnh hưởng nhiều đến việc hưởng chế độ. Vì vậy, lao động nam có thể đóng BHXH gần với thời gian vợ mang thai để được hưởng chế độ khi vợ sinh con hoặc trong các trường hợp khác.