Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản

Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là một trong hai điều kiện quyết định người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không. Vậy đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Vấn đề này sẽ được chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

dong bhxh bao lau thi duoc huong che do thai san

Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có hưởng thai sản không? Quy định về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản

Mục Lục bài viết:
1. Trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản?
2. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
2.1. Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với người lao động.
2.2. Thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con đối với lao động nam.
2.3. Xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai.
2.1. Thời gian nghỉ khi thai sản khi sẩy thai.
2.2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
3. Mức hưởng chế độ thai sản.
3.1. Mức trợ cấp thai sản
3.2. Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.
4.1. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 06 tháng có được hưởng chế độ thai sản?
4.2. Lao động nữ mang thai rồi mới đóng BHXH thì có kịp hưởng chế độ thai sản không?

1. Trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong trường hợp:

- Đối với lao động nữ: Lao động nữ mang thai; sinh con; mang thai hộ; người mẹ nhờ mang thai hộ; đặt vòng tránh thai.

- Đối với lao động nam: Đang đóng BHXH có vợ sinh con.

- Đối với cả NLĐ nam và nữ: Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; thực hiện biện pháp triệt sản.

Như vậy, chế độ thai sản được áp dụng đối với cả lao động nữ và lao động nam. Người lao động phải tham gia BHXH đồng thời phải có sự kiện thai sản như mang thai, sinh con, nuôi con, thực hiện các thủ thuật như nạo hút thai, triệt sản,...

Để tìm hiểu thêm về chế độ thai sản theo quy định của pháp luật mới nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết: "Chế độ thai sản" mà Codon.vn đã chia sẻ trước đây. 

2. Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản: Thuộc các trường hợp được liệt kê ở Mục 1 + Có thời gian đóng BHXH đủ theo quy định của pháp luật.

2.1. Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản đối với người lao động.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản như sau:

- Đối với lao động nữ sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:

Đóng BHXH từ đủ ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Lao động nữ sinh con đã đóng đủ ít nhất 12 tháng BHXH, khi mang thai phải nghỉ để dưỡng thai.

Đóng BHXH từ đủ ít nhất 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý, người lao động có thể tiến hành tra cứu BHXH bằng CMND để nắm được thời gian đã đóng bảo hiểm của mình.

dong bhxh bao lau thi duoc huong che do thai san 2

Có thai 3 tháng rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không? Tìm hiểu thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ thai sản

2.2. Thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con đối với lao động nam.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 5, Điều 1, Thông tư 06/2021/TT/BLĐTBXH về các trường hợp và điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con như sau:

- Chỉ có cha tham gia BHXH: Cha đóng từ đủ ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (Mẹ có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà cha đủ điều kiện thì cha vẫn được trợ cấp 1 lần)

- Chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ: Đóng đủ ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Ngoài ra, về trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sản đã được Codon.vn đề cập tại bài viết: "Thủ tục hưởng chế độ thai sản" mời bạn đọc cùng tham khảo. 

2.3. Xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

- Sinh con hoặc nhận nuôi con trước ngày 15 của tháng.

Không tính tháng đó vào 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi.

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 của tháng và tháng đó có đóng BHXH.

Tính tháng này vào 12 tháng trước khi sinh con, nhận con nuôi.

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 của tháng và tháng đó không đóng BHXH:

Không tính tháng này vào 12 tháng trước khi sinh con, nhận con nuôi.

Ví dụ:

Chị Lan, sinh con vào ngày 20/01/2020 và tháng 01/2020 có đóng BHXH, thời gian 12 tháng trước khi sinh con của chị Lan được tính được tháng 02/2019 đến tháng 01/2020, nếu trong thời gian này, Chị Lan đã đóng đủ ít nhất 06 tháng hoặc ít nhất 03 tháng trong trường hợp khi mang thai mà phải nghỉ dưỡng thai, thì chị Lan được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Chú ý: Quy định về thời gian nghỉ nhận trợ cấp thai sản được quy định chi tiết tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nếu chưa nắm rõ thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài sinh con sau bao lâu thì mẹ được nhận trợ cấp thai sản? của Codon.vn để có thêm thông tin.

3. Mức hưởng chế độ thai sản.

3.1. Mức trợ cấp thai sản

- Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con, nhận nuôi con nuôi:

Công thức tính: Mức trợ cấp = (Tổng tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh con, nhận nuôi con nuôi / 6) x 100% x số tháng nghỉ.

- Trợ cấp khi nghỉ việc đi khám thai, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:

Công thức tính: Mức trợ cấp = [Tổng tiền lương có 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản / (6 x 24)] x 100% x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp.

- Trợ cấp khi nghỉ việc thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

Công thức tính Mức trợ cấp = [Tổng tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản / (6 x 30)] x 100% x số ngày nghỉ hưởng trợ cấp.

dong bhxh bao lau thi duoc huong che do thai san 3

Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014

Lưu ý: Theo quy định, mức hưởng chế độ thai sản được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ sinh. Thông tin về mức đóng BHXH mới nhất, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết chia sẻ mức đóng BHXH bắt buộc của Codon.vn.

3.2. Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi

Theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp khi sinh con hoặc nhận con nuôi:

Công thức tính:

Trợ cấp một lần/mỗi con = 2 x mức lương cơ sở = 2 x 1.490.000 đồng= 2.980.000 đồng/con.

Lưu ý:

- Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha cũng được trợ cấp một lần.

- Mức lương cơ sở được sử dụng để tính trợ cấp 1 lần khi sinh con chính là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Pháp luật. Để hiểu rõ hơn về mức lương này, bạn đọc có thể xem tổng quan thông tin trên wikipedia.org thông qua bài viết này.

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.

4.1. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 06 tháng có được hưởng chế độ thai sản?

Câu trả lời là có thể.

Theo quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, việc đóng BHXH dưới 06 tháng mà vẫn được hưởng chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với nữ sinh con, đã đóng đủ từ 12 tháng BHXH trở lên và họ phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, người lao động nữ đóng BHXH dưới 06 tháng cũng phải đảm bảo rằng đóng ít nhất 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4.2. Lao động nữ có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

Trong thực tế, có nhiều lao động nữ không tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi biết mình có thai, hay mới ký kết hợp đồng lao động thì biết mình có thai. Điều này sẽ khiến họ thắc mắc rằng họ có "kịp" để hưởng chế độ thai sản hay không?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con phải đóng đủ 06 tháng BHXH trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, chỉ cần người lao động đóng đủ khoảng thời gian nêu trên thì sẽ đều được hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi lao động nữ mang thai đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản hay không thì cần xem xét đến thời điểm mang thai và biết mình mang thai, đồng thời những thay đổi trong thời gian dự sinh.

Về nguyên tắc thời gian mang thai cho đến lúc sinh là 9 tháng 10 ngày. Nếu biết mang thai sớm, lao động nữ hoàn toàn có thể kịp đóng BHXH để hưởng thai sản. Nhưng điều này có thể cho thấy bạn đang có dấu hiệu "trục lợi BHXH".

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất của Luật BHXH. Hy vọng với những thông tin mà Codon.vn chia sẻ, bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản và tính toán kỹ thời gian mang thai để được hưởng chế độ thai sản đúng quy định.

Bài liên quan