Việc xác định tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác định nguyên giá và chi phí khấu hao của tài sản đó theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định về tài sản cố định ra sao?
Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định theo Thông tư 200, Thông tư 133
* Danh mục từ viết tắt.
- TSCĐ: Tài sản cố định.
- DN: Doanh nghiệp.
Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm tài sản cố định. Theo cách hiểu thông thường, tài sản cố định (TSCĐ) phải là tài sản có giá trị và được sử dụng lâu dài.
Tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định cụ thể về từng loại tài sản cố định gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ tương tự TSCĐ. Theo đó:
- TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan tới đất sử dụng, chi phí phát hành, bằng sáng chế,...
- TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Bên thuê và bên thuê thỏa thuận, ký kết hợp đồng với nhau và tổng số tiền thuê một loại TSCĐ ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
- TSCĐ tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Tài sản cố định là gì? Tìm hiểu đặc điểm của tài sản cố định
Liên quan đến tài sản cố định, mọi người thường quan tâm đến việc xác định nguyên giá của tài sản và cách tính khấu hao tài sản cố định. Chi tiết vấn đề này đã được wikipedia.org chia sẻ chi tiết qua bài viết này, bạn đọc có thể bấm để xem thêm thông tin.
* Tiêu chuẩn:
Tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC tư liệu lao động được gọi là TSCĐ nếu thỏa mãn 03 điều kiện sau:
(1) Có giá trị sử dụng và tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.
(2) Có thời gian sử dụng > 1 năm.
(3) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên.
- Cách nhận biết: Để được coi là TSCĐ thì TLLĐ đó phải:
+ Có kết cấu độc lập hoặc có thể gồm nhiều hệ thống
+ Có tính liên kết với nhau và nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì không thể hoạt động và thực hiện chức năng được.
- Đối với một số trường hợp đặc biệt: đối với súc vật hoặc vườn cây lâu năm nếu mỗi con súc vật, mỗi mảnh vườn, mỗi cái cây đều thỏa mãn cả 03 điều kiện nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình.
* Cách nhận biết:
- TSCĐ vô hình được hình thành khi: doanh nghiệp bỏ ra chi phí thực tế đáp ứng cả 03 tiêu chuẩn để tạo ra TSCĐ hữu hình nhưng không hình thành TSCĐ hữu hình được.
- Đối với những khoản chi phí này thì sẽ được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN đó.
* Tiêu chuẩn:
Trong giai đoạn triển khai, các chi phí phát sinh sẽ được coi là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ DN nếu đáp ứng đủ 07 điều kiện sau:
(1) Các chi phí bỏ ra trong giai đoạn triển khai có tính khả thi về mặt kỹ thuật: tức là việc bỏ ra những chi phí này sẽ đem lại hiệu quả là tài sản có thể sử dụng/bán được.
(2) DN dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
(3) DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
(4) Tài sản vô hình đó có giá trị sử dụng và đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
(5) DN đảm bảo có đầy đủ về kỹ thuật, tài chính, nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn tạo ra tài sản đó => đưa tài sản đó vào sử dụng/bán.
(6) DN có khả năng xác định toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai một cách chắc chắn => tạo ra tài sản vô hình đó.
(7) TSCĐ vô hình được làm ra phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thời gian, giá trị sử dụng theo quy định.
Tài sản cố định vô hình là gì? Tiêu chuẩn đánh giá tài sản cố định vô hình
- Có 03 loại TSCĐ trong doanh nghiệp được phân loại dựa trên mục đích sử dụng của TSCĐ quy định tại Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC như sau:
(1)- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh (TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng) gồm 07 loại:
- Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công xây dựng.
- Loại 2: Máy móc, thiết bị: được dùng trong hoạt động kinh doanh của DN - Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
- Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: sử dụng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của DN.
- Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 6: Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước.
- Loại 7: Các loại TSCĐ khác.
(2)- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
(3)- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ.
Ngoài cách phân loại trên, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, hoạt động kinh doanh của DN mà DN hoàn toàn có thể đưa ra những tiêu chí hoặc phân loại TSCĐ theo từng nhóm cho phù hợp nhất.
Cách phân loại tài sản cố định, tìm hiểu quy định pháp luật về khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp
Bên cạnh việc đầu tư tài sản cố định, nguồn vốn của doanh nghiệp còn được bổ sung từ lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính (cho vay). Trong trường hợp bên đi vay kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, khoản cho vay của doanh nghiệp sẽ được coi là một khoản nợ xấu. Để hiểu rõ hơn về nợ xấu và các cách phân loại theo quy định của ngân hàng, các tổ chức tài chính, bạn đọc có thể xem trong bài nợ xấu là gì? cách xác định nợ xấu của Codon.vn.
Khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
- Nguyên giá TSCĐ: là các chi phí mà DN bỏ ra để tạo ra TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình đó vào sử dụng.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình: là các chi phí mà DN phải bỏ ra để ra TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa TSCĐ vô hình đó và sử dụng theo dự tính.
Cách xác định nguyên giá TSCĐ được quy định tại Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC:
* Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
- TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả + Thuế + Chi phí liên quan.
+ Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp:
Nguyên giá = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + Thuế + Chi phí liên quan.
+ Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với QSDĐ đáp ứng đủ điều kiện theo luật định:
Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản chi phí liên quan
- TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá = giá trị hợp lý của TSCĐ (gồm các khoản phải trả thêm/trừ đi các khoản phải thu về) + Thuế + Các chi phí liên quan.
- TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng = Giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất = Giá thành thực tế của TSCĐ + Các chi phí khác liên quan.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng = Giá quyết toán công trình + lệ phí trước bạ + Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
-TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế.
-TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:
Nguyên giá = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán/ giá trị theo đánh giá thực tế + các chi phí liên quan trực tiếp.
* Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:
-TSCĐ vô hình mua sắm:
Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả + Thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp:
Nguyên giá = Giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
- TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về (bao gồm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) + Thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp
-Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
Nguyên giá = giá trị hợp lý ban đầu + các chi phí liên quan trực tiếp.
-TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN:
Nguyên giá = các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm.
- TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định:
Nguyên giá = Chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
- TSCĐ là các chương trình phần mềm:
Nguyên giá = chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm.
- TSCĐ thuê tài chính:
Nguyên giá = Giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu + Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan.
Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu thông tin để giải đáp câu trả lời tài sản cố định là gì? Vấn đề về khái niệm, cách xác định nguyên giá, tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ đã được pháp luật quy định chi tiết, chủ doanh nghiệp, kế toán đơn vị cần hiểu để áp dụng đúng vào chế độ kế toán của doanh nghiệp.
Liên quan đến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư,..., còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu và tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Cách phân biệt vốn chủ và vốn điều lệ thế nào? Nếu cũng quan tâm đến vấn đề này, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết này của Codon.vn để tìm câu trả lời.